COVID-19 có thể để lại di chứng ở não người bệnh

0:00 / 0:00
0:00
Theo nghiên cứu, “chất xám” ở thùy trán và thùy thái dương đã bị mỏng đi ở nhóm mắc COVID-19, khác với tình trạng bình thường ở nhóm không mắc COVID-19.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự khác biệt rõ rệt về “chất xám” giữa những người từng mắc COVID-19 và những người chưa mắc. (Nguồn: Getty Images)
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự khác biệt rõ rệt về “chất xám” giữa những người từng mắc COVID-19 và những người chưa mắc. (Nguồn: Getty Images)

Đại dịch COVID-19 đã kéo dài hơn 18 tháng qua và giới nghiên cứu khoa học đang nỗ lực tìm hiểu những tác động của virus SARS-CoV-2 đối với cơ thể của người bệnh.

Những phát hiện ban đầu đang làm dấy lên lo ngại rằng COVID-19 có thể để lại hậu quả lâu dài đối với não bộ con người.

Đây là nội dung bài viết của Phó giáo sư Jessica Bernard, chuyên gia về thần kinh và nhận thức tại Đại học Texas A&M (Mỹ), được đăng tải trên tạp chí The Conversation mới đây.

Nghiên cứu được thực hiện trên quy mô lớn trong tháng 8 đã cho thấy những kết quả ban đầu về sự thay đổi của não bộ ở các bệnh nhân COVID-19.

Các nhà nghiên cứu đã dựa trên một cơ sở dữ liệu có tên là UK Biobank, chứa dữ liệu hình ảnh não bộ của hơn 45.000 người ở Anh từ năm 2014. Điều quan trọng ở đây là họ có dữ liệu cơ bản và hình ảnh não được chụp trước khi xảy ra đại dịch.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích cơ sở dữ liệu ban đầu, sau đó chụp lại hình ảnh não bộ của những người mắc COVID-19 và những người chưa mắc, rồi so sánh với nhau.

Việc so sánh dựa trên các tiêu chí nhóm tuổi, giới tính, ngày xét nghiệm và địa điểm nghiên cứu, đồng thời tính đến các yếu tố tác động tới bệnh như thể trạng và điều kiện kinh tế xã hội của mỗi cá nhân.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự khác biệt rõ rệt về “chất xám” - các tế bào thần kinh xử lý thông tin trong não - giữa những người từng mắc COVID-19 và những người chưa mắc.

Cụ thể, “chất xám” ở thùy trán và thùy thái dương đã bị mỏng đi ở nhóm mắc COVID-19, khác với tình trạng bình thường ở nhóm không mắc COVID-19.

Với người bình thường, sự thay đổi về khối lượng hoặc độ dày của “chất xám” cũng diễn ra theo thời gian khi con người già đi. Nhưng trong nghiên cứu này, sự biến đổi ở những người mắc COVID-19 diễn ra mạnh hơn.

Đáng lưu ý, nhóm nghiên cứu đã tách những bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện thành một nhóm riêng và phát hiện sự thay đổi của “chất xám” cũng tương đương với những bệnh nhân thể nhẹ. Điều này cho thấy người mắc COVID-19 dù nhẹ cũng có biểu hiện não bộ suy giảm về khối lượng.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu những thay đổi về khả năng nhận thức và phát hiện những người đã mắc COVID-19 xử lý thông tin chậm hơn so với những người không mắc bệnh.

Mặc dù còn cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và thận trọng, tuy nhiên với số lượng mẫu nghiên cứu lớn, dữ liệu trước và sau khi mắc bệnh của cùng một người và sự so sánh cẩn thận với những người chưa mắc COVID-19 đã khiến nghiên cứu sơ bộ này trở nên đặc biệt có giá trị.

Ở giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19, các báo cáo đều cho thấy một trong những thay đổi phổ biến nhất ở các bệnh nhân là mất khứu giác.

Đáng chú ý là các vùng não mà các nhà nghiên cứu phát hiện có tác động bởi COVID-19 đều có liên quan đến “hành khứu giác” - một cấu trúc phía trước não bộ truyền tín hiệu mùi từ mũi đến các vùng não khác.

Hành khứu giác có kết nối với các vùng của thùy thái dương, là nơi đặt vùng “hồi hải mã”. Hồi hải mã có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa, do liên quan đến trí nhớ và các quá trình nhận thức.

Khứu giác cũng rất quan trọng khi nghiên cứu về bệnh Alzheimer. Một số báo cáo cho rằng người có nguy cơ mắc Alzheimer sẽ bị giảm khứu giác.

Mặc dù còn quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận nào về tác động lâu dài từ những thay đổi do COVID-19 tạo ra, nhưng việc nghiên cứu các mối liên hệ có thể có giữa tác động này đến trí nhớ là rất quan trọng, đặc biệt là đối với các vùng não bộ liên quan và tầm quan trọng của chúng đối với khả năng ghi nhớ của con người.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?