Đại án OceanBank: Tài xế được “phong chức” lên TGĐ

(Ngày Nay) - Bị cáo Trần Văn Bình cho biết, từ lúc bị điều tra xét hỏi mới biết mình là... Tổng giám đốc Công ty TNHH Trung Dung, trước đó không hay biết mình là lãnh đạo một công ty.
Bị cáo Trần Văn Bình
Bị cáo Trần Văn Bình

Sau gần 2 ngày tiến hành kiểm tra nhân thân các bị cáo và đọc bản Cáo trạng dài 109 trang của Viện KSND Tối cao, chiều 29/08, HĐXX đã tiến hành xét hỏi các bị cáo về mối quan hệ giữa Phạm Công Danh và Hà Văn Thắm trong việc Phạm Công Danh mua lại Ngân hàng Đại Tín, theo tin tức trên báo InTrả lời HĐXX, Phạm Công Danh cho biết Hà Văn Thắm đã chủ động môi giới cho Danh một ngân hàng để Danh mua lại. Tuy nhiên, Hà Văn Thắm đưa hồ sơ ngân hàng cho Phạm Công Danh và nói chưa thể cho biết tên ngân hàng vì phải đảm bảo bí mật.

Hai bên thống nhất mức giá chuyển nhượng ngân hàng Đại Tín là 800 tỷ đồng. Sau đó Phạm Công Danh chuyển trước cho Hà Văn Thắm 500 tỷ đồng, thời điểm đó Danh mới biết ngân hàng mình mua là NH Đại Tín.

Tại thời điểm đó, ông Danh không biết NH Đại Tín đã được bà Hứa Thị Phấn chuyển giao cho Hà Văn Thắm hay chưa. Tuy nhiên, phải 1 năm sau, vào giữa năm 2013 Phạm Công Danh mới chính thức nhận bàn giao toàn bộ NH Đại Tín.

“Sau khi 3 bên thỏa thuận chuyển giao toàn bộ trách nhiệm cho tôi với tư cách là cổ đông mới, anh Thắm nói sẽ hỗ trợ cho NH Đại Tín về nghiệp vụ cũng như các thứ khác trên nguyên tắc đảm bảo pháp luật.

Tại thời điểm đó NH Đại Tín bị mất thanh khoản nghiêm trọng, chỉ với khoản rút tiền 5 tỷ đồng của khách hàng cũng phải cần đến 5-7 ngày sau mới hoàn thành”, Phạm Công Danh cho biết.fonet.

Vì nhu cầu thanh khoản nên bà Phấn đã đề xuất về khoản vay 500 tỷ đồng tại OceanBank. Phạm Công Danh với tư cách là Chủ tịch Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh đã chỉ đạo thành lập Công ty Trung Dung để vay của OceanBank 500 tỷ đồng nhằm hỗ trợ thanh khoản cho NH Đại Tín.

Công ty TNHH Trung Dung được thành lập với TGĐ và là người đại diện theo pháp luật là Trần Văn Bình, nhân viên lái xe của Thiên Thanh.

Chủ tọa Trần Nam Hà đặt câu hỏi: Bị cáo có tham gia thành lập Công ty Trung Dung không? Bị cáo Bình trả lời: “Lúc bị Cơ quan cảnh sát điều tra xét hỏi bị cáo mới biết mình là Tổng giám đốc của Công ty Trung Dung”, báo Dân việt đưa tin.

Về việc ký hợp đồng vay tài sản của Oceanbank vào cuối năm 2012, bị cáo Bình cho rằng không biết, khi đưa ra xét xử bị cáo mới biết, còn trước đó không biết ký gì, thấy kế toán đưa thì ký. Sau đó, bị cáo Bình lại nói không nhớ có ký hay không.

Bị cáo Bình cho biết thêm, quá trình điều tra bị cáo mới được xem hợp đồng tín dụng giữa Công ty Trung Dung với Oceanbank. “Bị cáo không biết việc thành lập Công ty Trung Dung và mình đứng tên là Tổng giám đốc. Vấn đề nhân sự của công ty hoạt động thế nào bị cáo không biết, bị cáo không góp tiền và tài sản gì vào Công ty Trung Dung”, bị cáo Bình nói.

Khi chủ tọa hỏi về khoản vay 500 tỷ đồng giữa Công ty Trung Dung với Oceanbank, bị cáo Bình tiếp tục nói không biết gì. “Bị cáo là người ký hợp đồng và thủ tục khác, sao đến thời điểm này lại không biết gì?”, vị Chủ tọa vặn hỏi nhưng bị cáo Bình không trả lời.

Hội đồng xét xử tiến hành xét hỏi bị cáo Phạm Công Danh. Bị cáo Danh cho biết là người thành lập ra Công ty Trung Dung và bị cáo Bình đứng tên làm Tổng giám đốc. Lý giải về điều này, bị cáo Danh cho hay, việc công ty thành lập mới nên cần tên người đứng tên đại diện, phòng hành chính mới đưa Trần Văn Bình đứng tên để giải quyết vấn đề về thủ tục.

Theo Doanh nghiệp

Bình luận
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
(Ngày Nay) - Từ ngày 10/5-25/5, triển lãm “Mosul, một cuộc phục hưng kiến trúc” mở cửa đón công chúng tại các sảnh đường uy nghi và lịch sử của Thư viện Quốc gia Marciana ở Venice. Khách tham quan được tìm hiểu cách UNESCO dẫn dắt công cuộc tái thiết các công trình biểu tượng tại thành phố Mosul của Iraq, nơi từng bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố Daesh. 
Cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên cùng người dân địa phương tuần rừng tại khu vực xã Cúc Đường (Võ Nhai).
Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
(Ngày Nay) - Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng trước đây là Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, là một khu rừng đặc dụng quan trọng của tỉnh Thái Nguyên và cả nước, thành lập năm 1999, được xem là lá phổi xanh tự nhiên của tỉnh. Khu dự trữ có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vỹ, hệ động thực vật rất phong phú, đa dạng và hệ sinh thái rừng núi đá đặc trưng, có giá trị bảo tồn cao.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính ra sân bay tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
(Ngày Nay) - Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã rời Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường.
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
(Ngày Nay) - Hà Nội, như nhiều thành phố lớn khác, đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí khá nghiêm trọng. Các yếu tố như giao thông, xây dựng, và khói bụi từ các nhà máy công nghiệp góp phần làm chất lượng không khí giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thành phố đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện tình hình này, đặc biệt là ứng dụng công nghệ vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.
Đồng chí Nguyễn Đạt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel (thứ hai, bên trái) tại phiên thảo luận.
Hiệp hội di động toàn cầu cùng Viettel tổ chức Hội nghị thảo luận về tầm nhìn quốc gia số
(Ngày Nay) - Ngày 15-4, lần đầu tiên Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số (GSMA Digital Nation Summit) được tổ chức tại Việt Nam với sự đồng hành của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) – đơn vị phối hợp cùng GSMA chuẩn bị nội dung, các vấn đề thảo luận tại các phiên hội thảo.
Kiến trúc độc đáo cũng là điểm thu hút ngôi chùa này.
Ngôi chùa có nhiều cây thốt nốt nhất miền Tây
(Ngày Nay) - Chùa Ta Kúch Chắs hay còn gọi là chùa Trà Quýt cũ, tọa lạc ở xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng được xem là ngôi chùa có nhiều cây thốt nốt nhất miền Tây, với số lượng lên đến hơn 200 cây.