Đại dương không còn có thể bảo vệ nước Mỹ?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chiến lược an ninh quốc gia hàng thế kỷ của Mỹ, dựa vào sự bảo vệ của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, đang bị xáo trộn bởi những loại vũ khí có khả năng chinh phục những khoảng cách rộng lớn này.
Tên lửa đẩy Falcon 9 mang theo vệ tinh Satria-1 của Indonesia rời bệ phóng tại Mũi Canaveral, bang Florida, Mỹ. Ảnh: AP
Tên lửa đẩy Falcon 9 mang theo vệ tinh Satria-1 của Indonesia rời bệ phóng tại Mũi Canaveral, bang Florida, Mỹ. Ảnh: AP

Sự phát triển của công nghệ không gian và mạng trên toàn thế giới đang làm tăng nguy cơ chiến tranh - hoặc ít nhất là những hiệu ứng lan tỏa của nó – tiến đến “ngưỡng cửa” nước Mỹ, theo trang tin Axios.com.

Chiến lược an ninh quốc gia hàng thế kỷ của Mỹ, dựa vào sự bảo vệ của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, đang bị xáo trộn bởi những loại vũ khí có khả năng chinh phục những khoảng cách rộng lớn này.

Mỹ từ lâu đã có lợi thế về không gian và không gian mạng, nhưng Trung Quốc và các cường quốc khác đang thu hẹp khoảng cách đó. Một cuộc cạnh tranh không gian toàn cầu đang diễn ra ngày càng gay gắt.

Kỷ lục là hơn 2.800 vệ tinh và tàu vũ trụ đã được phóng vào năm 2023. Trong khi phần lớn được cho là do Mỹ và khu vực thương mại đang bùng nổ của nước này thực hiện, số lượng của Trung Quốc và châu Âu đang gia tăng nhanh chóng.

Cả Trung Quốc và Nga đều đã có những bước tiến trong việc phát triển vũ khí không gian có thể tiêu diệt các vệ tinh cần thiết cho việc điều hướng, chụp ảnh, định vị và liên lạc.

Một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc đầu năm nay đã cảnh báo về nỗ lực của Nga nhằm đưa thiết bị hạt nhân vào không gian.

Todd Harrison, một thành viên cao cấp tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, cho biết: “Tôi có thể nói rằng Trung Quốc đang đi trước chúng tôi rất nhiều. Họ có đầy đủ khả năng chống vệ tinh trong không gian, cũng như Nga. Mỹ đang đối mặt với nhiều thách thức trong không gian”.

Về phần mình, Hans Kristensen, Giám đốc Dự án Thông tin Hạt nhân tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, cho biết trong khi các thành viên Quốc hội Mỹ hạ thấp tính cấp bách của nguy cơ này thì một vũ khí chống vệ tinh được đặt trên quỹ đạo quanh Trái đất sẽ gây ra thách thức đáng kể cho các vệ tinh chỉ huy và kiểm soát hạt nhân của Mỹ. Mỹ dựa vào những vệ tinh như vậy – mà ông Kristensen gọi là “thiết yếu” – để đảm bảo quyền kiểm soát liên tục, liền mạch đối với kho vũ khí hạt nhân của mình.

Về lĩnh vực mạng, chỉ huy Bộ Tư lệnh Mạng Mỹ, Tướng Paul M. Nakasone cho biết, thách thức mạng do Trung Quốc đặt ra không giống bất kỳ thách thức nào mà Mỹ và các đồng minh từng phải đối mặt.

Phát biểu trong cuộc điều trần tại Hạ viện Mỹ hồi tháng 2 vừa qua, ông Nakasone nói rằng: "Những đối tượng tấn công mạng ở Trung Quốc đã sử dụng phần mềm độc hại để gây nguy hiểm cho cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ như hệ thống cung cấp nước, điện và nhiên liệu cho công dân Mỹ. Những nỗ lực đó nhằm cung cấp các lựa chọn phản ứng cho phía Trung Quốc khi gặp khủng hoảng hoặc xung đột". Tướng Nakasone đã nghỉ hưu sau đó.

Chi tiêu của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã làm sáng tỏ đánh giá của họ. Kế hoạch ngân sách năm tài chính 2025 của Bộ này gồm 14,5 tỷ USD cho lĩnh vực mạng, nhiều hơn khoảng 1 tỷ USD so với yêu cầu trước đây của chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Về ngân sách cho lượng lực không gian là 29,4 tỷ USD - giảm nhẹ nhưng vẫn gấp đôi ngân sách năm tài khóa 2021. Một khoản ít hơn là 19 tỷ USD được dành cho nghiên cứu và phát triển, bao gồm cảnh báo và theo dõi tên lửa cũng như điều phối chiến tranh hạt nhân.

"Chiến tranh đã lan sang miền không gian và miền mạng trong nhiều thập kỷ. Vấn đề là chúng được nhìn nhận trái ngược với tầm nhìn của Mỹ về chiến tranh, với tư cách là một vấn đề xã hội", Benjamin Jensen, thành viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết, lưu ý sự cạnh tranh trong những môi trường này đang nóng lên và lợi thế của Mỹ đang suy yếu.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.