Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 11 đổi mới từ nội dung đến hình thức

(Ngày Nay) - Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI với khẩu hiệu hành động “Tuổi trẻ Việt Nam tiên phong, bản lĩnh, đoàn kết, sáng tạo, phát triển” sẽ diễn ra trong 3,5 ngày (từ ngày 10 - 13/12/2017) với 6 phiên, cùng các hoạt động diễn ra trước, trong và sau Đại hội. Đại hội diễn ra trong bối cảnh tổ chức Đoàn phải đổi mới để thực sự giữ vai trò là bạn đồng hành, định hướng thanh niên, vì thế từ nội dung đến hình thức đều có nét mới so với các kỳ đại hội trước.
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 11 đổi mới từ nội dung đến hình thức

Nội dung “sát sườn” với thanh niên thời đại mới

Tham dự Đại hội có 1.000 đại biểu là những cán bộ, đoàn viên ưu tú đại diện cho hơn 6,4 triệu đoàn viên và gần 24 triệu thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước. Trong đó có 136 đại biểu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa X, 814 đại biểu được bầu tại đại hội các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc.

Trong số đó, đại biểu đương nhiên là các đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa X: 136 đồng chí (chiếm 13,6%); đại biểu được bầu tại đại hội các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc: 814 đồng chí (chiếm 81,4%); Đại biểu được chỉ định: 50 đồng chí (chiếm 5%). Độ tuổi bình quân của đại biểu tham dự Đại hội là 30,7 tuổi, đại biểu trẻ nhất là 16 tuổi (đại biểu Trương Hiếu Ngân, sinh ngày 18/11/2001, học sinh lớp 11, Ủy viên BCH Đoàn trường THPT Tân Hiệp, tỉnh Tiền Giang); Có 386 đại biểu là nữ (chiếm 38,6%); 196 đại biểu là người dân tộc thiểu số (chiếm 19,6%). Trình độ học vấn từ thạc sĩ trở lên có 313 đại biểu (chiếm 31,3%, trong đó có 01 Phó giáo sư, 28 tiến sĩ). Trình độ lý luận chính trị trung, cao cấp và cử nhân có 689 đại biểu (chiếm 68,9%).

Đặc biệt sẽ có một số đại biểu đoàn viên, thanh niên ưu tú đang học tập, công tác ở ngoài nước như: Cu Ba, Nga và Trung Quốc sẽ về dự Đại hội.

Đại hội lần này sẽ tổng kết, đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2012 - 2017 với tiêu đề của Báo cáo chính trị: “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng; xây dựng Đoàn vững mạnh; đoàn kết, phát huy thanh niên xung kích, tình nguyện, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”; xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ XI (2017-2022); Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa XI với 151 đồng chí; tổ chức cho các đại biểu Đại hội tham dự 8 diễn đàn gặp gỡ, đối thoại với 8 đồng chí Bộ trưởng.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 11 đổi mới từ nội dung đến hình thức ảnh 1Đồng chí Lê Quốc Phong - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn khóa X đã chủ trì buổi họp báo

Mục tiêu của nhiệm kỳ 2017-2022 được xác định rất rõ: xây dựng lớp thanh niên thời kỳ mới có lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, giàu lòng yêu nước; có đạo đức, lối sống văn hóa, trách nhiệm, tuân thủ pháp luật, yêu chuộng hòa bình; có tri thức, sức khỏe, ước mơ, hoài bão và khát vọng vươn lên. Xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực sự vững mạnh, tập hợp đoàn kết đông đảo thanh niên, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nâng cao trách nhiệm phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh và tích cực tham gia bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Phát huy thanh niên xung kích, tình nguyện, sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đại hội cũng sẽ xác định 11 chỉ tiêu cơ bản; 10 đề án trọng điểm giai đoạn 2017 - 2022. Đồng thời, xác định trong nhiệm kỳ mới, toàn Đoàn triển khai 3 phong trào hành động cách mạng: “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” và 3 chương trình đồng hành với thanh niên: “Đồng hành với thanh niên trong học tập”, “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”, “Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần”.

Ứng dụng phần mềm trên di động để “nhẹ hóa” tài liệu

Theo đồng chí Nguyễn Ngọc Lương - Bí thư BCH Trung ương Đoàn khóa X, điểm mới của Đại hội lần này đó là triển khai phần mềm ứng dụng (App) trên điện thoại di động dành cho đại biểu tham dự đại hội. Theo đó, các đại biểu Đại hội sẽ nắm được toàn bộ nội dung về Đại hội, như: tin tức, chương trình, tài liệu, thông báo, sơ đồ vị trí, tham gia thi trắc nghiệm, tham gia ý kiến vào các diễn đàn, chia sẻ thông tin, cảm xúc, suy nghĩ, đăng ký phát biểu, thông tin đại biểu. Xây dựng thực hiện 2 đề án, đó là: Đề án Nâng cao năng lực tiếng Anh cho thanh thiếu niên Việt Nam; và Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia phòng chống đuối nước và tai nạn thương tích trẻ em.

Đồng chí Lê Quốc Phong - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn khóa X cho biết, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI sẽ thật sự là diễn đàn lớn, sự kiện lớn không chỉ đối với các đại biểu tham dự Đại hội mà còn là của toàn thể các bạn đoàn viên thanh niên Việt Nam. "Chúng tôi mong muốn các bạn đoàn viên thanh niên Việt Nam tiếp tục quan tâm đến Đại hội, tiếp tục chia sẻ về những kỳ vọng, mong muốn của các bạn tới Đại hội, để Đại hội được tiếp nhận và tiếp tục hoàn thiện Báo cáo chính trị, cũng như xác lập các giải pháp của mình trong thời gian sắp tới" – đồng chí Phong khẳng định.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 - 2022 diễn ra trong thời gian tới tại Thủ đô Hà Nội sẽ biểu thị quyết tâm chính trị của Tuổi trẻ Việt Nam trong thời kỳ mới ra sức phấn đấu vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thách thức, vững tâm thế đảm nhận vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nhiệm vụ quan trọng của Đoàn trong thời gian tới là củng cố, xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, trong đó chú trọng chất lượng tổ chức cơ sở, đội ngũ cán bộ và mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, nhất là ở địa bàn dân cư, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức đoàn các cấp trong phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng...

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.