Dân chung cư: Đi bộ thì tội, đi thang máy thì... sợ

"Lần nào thang máy hỏng, ông tổ trưởng cùng mấy cụ cao tuổi trong tòa nhà cũng lên công ty kêu khổ, lần nào họ cũng hứa rồi để đó", một người dân bức xúc nói.
Dân chung cư: Đi bộ thì tội, đi thang máy thì... sợ

Chiều 30/6, hơn 8 tiếng sau cái chết của người bảo vệ xấu số, tại toà nhà N5A cao 11 tầng (phố Hoàng Đạo Thuý, Thanh Xuân, Hà Nội) cả hai chiếc thang máy bị đóng, bên ngoài dán biển thông báo ngừng hoạt động.

17h, người tan sở, trẻ em lục tục kéo nhau leo lên cầu thang bộ trở về căn hộ của mình. Một bé chừng 3 tuổi níu tay mẹ khó nhọc bước từng bậc thang, vừa kỳ kèo hỏi mẹ: “Mẹ ơi, sao mình không đi thang máy? Sao mình phải đi thang bộ? Con mỏi chân lắm”.

Một cô gái trẻ xách túi đồ ăn thở hổn hển trước cửa căn hộ nơi cô làm giúp việc đã hai năm nay. Trong hai tiếng đồng hồ, cô là người duy nhất đi xuống rồi quay trở về căn hộ ở tầng 11.

Ông Vũ Ngọc Tiến, 70 tuổi, chủ căn hộ trên cười mệt mỏi. Ông có bốn người con đều đã lập gia đình và chuyển đi nơi khác sinh sống. Căn hộ chỉ còn vợ chồng ông, người mẹ già 96 tuổi và cô giúp việc. Ông cho hay, gia đình mình ở đây được 8 năm và khoảng 4 năm trở lại đây thang máy thường xuyên xảy ra sự cố.

Bằng chừng đấy thời gian, cả nhà ông đã quen với việc bị giam lỏng lưng chừng trời. Mọi nhu cầu mua bán đều nhờ cô giúp việc. “Hai vợ chồng tôi còn chịu chết chứ đừng nói đến mẹ tôi. Tôi đi bộ từ tầng 11 xuống thì còn chịu nổi nhưng lúc leo lên thì không biết làm thế nào”, ông Tiến thở dài.

Ám ảnh nhất với ông Tiến là lần xảy ra hỏa hoạn ở tầng 8 hồi cuối tháng 2 vừa qua. Lúc đó thang máy cũng kẹt luôn, khói mù mịt, ông chỉ biết đóng cửa ngồi im trong nhà phó mặc cho số phận vì không đủ sức cõng mẹ xuống đất.

Dân chung cư: Đi bộ thì tội, đi thang máy thì... sợ - anh 1

Tòa nhà N5A - nơi xảy ra tai nạn chết người vì bước hụt vào thang máy.

“Tôi khiếp thang máy lắm rồi. Tôi nhớ không nhầm thì từ năm 2010 đến nay đã có ba lần sửa chữa lớn, một lần do công ty quản lý nhà trả tiền còn hai lần thì bà con chúng tôi tự đóng góp. Lần nào thang hỏng, ông tổ trưởng cùng mấy cụ cao tuổi trong tòa nhà cũng lên công ty kêu khổ, lần nào họ cũng hứa rồi để đó. Từ khoảng 4 đến 6 tháng gần đây thì thang hỏng liên miên… Chắc là tôi phải bán nhà thôi”, ông Tiến than thở.

Đứng cạnh người bảo vệ xấu số lúc gặp nạn, ông Nguyễn Như Kết vẫn ám ảnh: “Ông ấy nói đi cùng tôi từ tầng một lên tầng bảy để kiểm tra thang xem như thế nào. Lên tới nơi, ông ấy lấy chìa khóa mở thang máy, cứ thế bước vào, rồi rơi xuống. Tôi đứng đó mà không biết làm gì”.

Sống ở căn hộ 704, Nguyễn Như Kết là tổ trưởng dân phố số 50, phường Nhân Chính (gồm các tòa nhà N5A, N5B, N5C). Ông Kết cho biết, gia đình ông cũng như hơn 80 hộ gia đình ở tòa nhà N5A và hơn 90 hộ gia đình ở hai tòa nhà N5B, N5C bên cạnh phần lớn là dân tái định cư sau dự án thu hồi đất ở đường Khuất Duy Tiến để mở đường vành đai 3.

Gia đình ông Kết chuyển về đây sinh sống năm 2006. Ông là bộ đội về hưu còn vợ ông trước đây buôn bán kiếm sống. Từ khi chuyển về căn hộ tầng 7 này, bà không buôn bán được nữa mà đi làm thuê, giờ già thì nhận trông trẻ.

“Bà con chúng tôi đã tình nguyện giao đất cho nhà nước, đến giờ chưa nhận được hết tiền đền bù, công ăn việc làm bấp bênh. Tất cả những cái đó đã đủ khổ, vậy mà đến cái thang máy cũng không được đảm bảo. Tôi làm tổ trưởng ba năm nay, chẳng mấy ngày bà con trong tổ không đến kêu than về các dịch vụ của tòa nhà, mà nhiều nhất là thang máy”, ông Kết bức xúc.

“Cách đây nửa tháng, tôi phải làm đơn trình báo và kêu gọi công ty quản lý nhà sửa thang máy. Cầu thang số một đã trục trặc hơn một tháng. Thế nhưng, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội nói với chúng tôi rằng từ 1/4 sẽ không bảo dưỡng thang máy. Họ nói theo quy định, những hộ ở tòa nhà N5A phải tự bỏ tiền ra sửa chữa bất cứ hỏng hóc nào trong chung cư”, ông Kết cho biết thêm.

“Chúng tôi cũng chẳng biết kêu ai đành thành lập tổ tự quản. Bà con cũng nhất trí mỗi hộ đóng góp một khoản tiền để sửa chữa thang máy. Thời gian này, chúng tôi đang chờ vật tư, ai ngờ chuyện xấu lại xảy ra bất thình lình như vậy”, ông Kết giãi bày.

Dân chung cư: Đi bộ thì tội, đi thang máy thì... sợ - anh 2

Thang máy số một bị hỏng từ tháng 4 nhưng chưa được sửa chữa khiến người dân bức xúc.

Không chỉ tòa nhà N5A, hai tòa nhà N5B và N5C, dù số hộ gia đình sống ít hơn, số thang máy nhiều hơn nhưng tình trạng hỏng hóc cũng thường xuyên xảy ra. Người dân chung nhận định, bây giờ lo lắng nhất là trẻ nhỏ vì để chúng đi thang bộ rất tội nhưng đi thang máy thì lo ngay ngáy.

Luật sư Vũ Tiến Vinh, Công ty luật Bảo An, Đoàn Luật sư Hà Nội cho hay, theo quy định của Bộ luật Dân sự thì phương tiện giao thông vận tải cơ giới (gồm cả thang máy) là nguồn nguy hiểm cao độ, đòi hỏi chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp phải có trách nhiệm đặc biệt trong việc bảo vệ, ngăn chặn nguy cơ tai nạn do tài sản của mình gây ra. Theo quy định tại khoản 3 Điều 623 Luật Dân sự thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.

Theo quy định của pháp luật về quản lý và vận hành chung cư thì Ban quản lý tòa nhà có trách nhiệm khắc phục, sửa chữa kịp thời các hạng mục thuộc phạm vi quản lý của mình. Việc để thang máy hỏng nhiều tháng mà không sửa chữa là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ quản lý, vận hành thiết bị; Không sửa chữa kịp thời ảnh hưởng đến quyền lợi trong việc đi lại của cư dân trong khi họ vẫn phải đóng phí dịch vụ là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, việc người dân nhiều lần yêu cầu Ban quản lý sửa chữa mà không đạt kết quả và tự ý thuê thợ đến sửa chữa là không nên bởi đây là trách nhiệm của Ban quản lý, không phải trách nhiệm của người dân. Nếu Ban quản lý không sửa thì người dân có quyền kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền, thậm chí khởi kiện ra tòa.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?