'Đánh tráo' sữa bột - sữa tươi: Người tiêu dùng 'hứng' đủ

Hàng ngày, người tiêu dùng vẫn "móc hầu bao" mua sữa nhưng không thể phân biệt được đâu là sữa bột hay sữa tươi, do chưa có quy định rõ ràng.
'Đánh tráo' sữa bột - sữa tươi: Người tiêu dùng 'hứng' đủ

Đánh tráo khái niệm

Theo số liệu của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đến nay, lượng sữa tươi nguyên liệu trong nước sản xuất mới đạt 549,5 triệu lít, trong đó chỉ có 367,6 triệu lít sữa tươi nguyên liệu được đưa vào chế biến dạng lỏng. Còn lại hầu hết sữa dạng lỏng là được pha lại từ sữa bột nguyên liệu nhập khẩu với tên gọi “sữa tiệt trùng” (theo QCVN 5-1:2010 do Bộ Y tế ban hành). Chính vì vậy, các khái niệm phân loại sữa dễ bị nhầm lẫn.

'Đánh tráo' sữa bột - sữa tươi: Người tiêu dùng 'hứng' đủ ảnh 1

Các sản phẩm từ sữa rất đa dạng.

Ngày 23/4/2015, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) đã tổ chức hội thảo “Quyền được thông tin của người tiêu dùng”.

Tại hội thảo, vấn đề Bộ Y tế sử dụng khái niệm “sữa tiệt trùng” để chỉ sữa dạng nước làm từ sữa bột làm người tiêu dùng nhầm lẫn với sữa tươi, được đặt ra.

Theo đó, bà Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, hàm lượng dinh dưỡng của sữa tươi và sữa dạng nước làm bằng sữa bột là khác nhau, cần phân biệt. Bà Hợp cho rằng: “Khái niệm “sữa tiệt trùng” làm người tiêu dùng không phân biệt được đâu là sữa nước làm từ sữa bột; đâu là sữa tươi. Tiệt trùng chỉ là khái niệm chỉ công nghệ chế biến, không phải là khái niệm chỉ loại sữa”.

Còn ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thì nhận định, năm 2010 Bộ Y tế đã ban hành Quy chuẩn về sữa tươi, sữa tiệt trùng, sữa nước hoàn nguyên… nhưng đến nay đã không còn phù hợp và thiếu minh bạch. Theo ông Vân, khó khăn trong việc quản lý sản phẩm sữa đó là mỗi bộ quản lý một lĩnh vực. Trong khi quản lý sữa tươi nguyên liệu thuộc Bộ NN&PTNT, quản lý sữa chế biến, sữa bột là Bộ Công thương thì quản lý sữa công thức, có thêm các vi chất lại thuộc Bộ Y tế.

Người tiêu dùng "hứng chịu"

Ông Bùi Thượng Thắng, Phó Cục trưởng Công nghiệp nhẹ, Bộ Công thương khẳng định: “Hiện nay, tên gọi đối với sản phẩm sữa dạng lỏng đang dễ gây nhầm lẫn và rất khó phân biệt cho người tiêu dùng”.

Đơn cử, hiện đối với sản phẩm sữa nước, trên thị trường có các tên gọi như “sữa tiệt trùng” và “sữa tươi tiệt trùng”. Trong khi đó, trên bao bì sản phẩm không ghi rõ hàm lượng sữa tươi, sữa hoàn nguyên nên khiến cho người tiêu dùng khó phân biệt được đâu là sữa tươi thực sự.

'Đánh tráo' sữa bột - sữa tươi: Người tiêu dùng 'hứng' đủ ảnh 2

Người tiêu dùng luôn phải "đau đầu" lựa chọn (Ảnh minh họa)

Đáng chú ý là quy định hiện nay cũng không yêu cầu các nhà sản xuất phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu của sản phẩm. Dẫn tới, người tiêu dùng không thể truy suất nguồn gốc và nhà sản xuất cũng lợi dụng quy định này, "lách luật" để “đánh tráo khái niệm”.

Từ đó, dẫn tới tình trạng, hàng ngày, người tiêu dùng vẫn "móc hầu bao" mua sữa nhưng không thể phân biệt được đâu là sữa bột hay sữa tươi, do chưa có quy định rõ ràng. Từ đó, người dùng dễ bị nhầm lẫn trong việc lựa chọn sản phẩm sữa.

Ảnh hưởng tới sản xuất trong nước

Mặc dù có lợi thế về lao động, điều kiện tự nhiên để phát triển chăn nuôi bò sữa nhưng mỗi năm nước ta vẫn phải chi 1.098 tỷ USD để nhập khẩu sữa bột và các sản phẩm sữa (số liệu năm 2014 của Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT ngày 17/7/2015). Đây phần lớn là sữa bột hoàn nguyên, dùng làm nguyên liệu để pha chế lại và được một số doanh nghiệp gọi là “sữa tiệt trùng”. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển chăn nuôi bò sữa trong nước, đến nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sữa tươi vốn có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Báo cáo kết quả hội nghị chuyên đề “Quản lý sữa tươi nguyên liệu và Sữa chế biến dạng lỏng” do ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban ký và gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 7/2015 cũng đã nhấn mạnh: “Việc nhập khẩu sữa bột nguyên liệu còn chiếm tỷ trọng lớn đang đi ngược lại quy hoạch phát triển ngành sữa Việt Nam, là phát triển công nghiệp chế biến sữa theo hướng tăng dần tỷ lệ sử dụng nguyên liệu sữa tươi trong nước và giảm dần tỷ lệ sữa bột nhập ngoại”.

Trên thực tế, việc nhập khẩu sữa bột phục vụ cho chế biến sữa dạng lỏng có quy mô ngày một lớn đã không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho vùng nguyên liệu sữa tươi trong nước, làm cản trở việc phát triển chăn nuôi bò sữa trong nước, vô hình chung biến người tiêu dùng Việt Nam thành “người nhập khẩu sữa thụ động”.

'Đánh tráo' sữa bột - sữa tươi: Người tiêu dùng 'hứng' đủ ảnh 3

Chăn nuôi bò sữa trong nước gặp khó khăn.

Bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Thực phẩm sữa TH (TH Milk) nhìn nhận, việc người chăn nuôi bò sữa ở một số địa phương thời gian qua phải đổ bỏ sữa tươi đi không phải do Việt Nam đã dư thừa sữa tươi mà do các doanh nghiệp sữa không thích thu mua sữa tươi trong nước về chế biến. Các doanh nghiệp này thích nhập khẩu sữa bột về hoàn nguyên thành sữa nước để tiêu thụ vì lợi nhuận cao hơn.

Theo số liệu thống kê, với sản lượng sữa tươi trong nước hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng đủ nhu cầu uống sữa của trẻ em. Năm 2015, chúng ta đã xuất khẩu 600 triệu lít sữa tươi, trong khi cả nước có khoảng hơn 12 triệu trẻ em lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học. Nếu 100% trẻ uống sữa tươi hàng ngày thì cũng chỉ cần khoảng gần 400 triệu lít. Trong khi đó, như đã nói bên trên, mỗi năm Việt Nam đang chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu sữa bột hoàn nguyên về cho trẻ uống.

Kiều Hương (T.H)

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?