Đảo Yeonpyeong, nơi ngư dân xem tiếng đạn pháo như bài hát ru

“Khi tôi còn nhỏ, âm thanh của đạn pháo giống như một bài hát ru. Nhưng kể từ vụ pháo kích của Triều Tiên năm 2010, mỗi lần nghe tiếng súng hay tiếng pháo trong các cuộc diễn tập quân sự, tôi đều cảm thấy hoảng sợ”, Choi Sung Il, một cư dân trên đảo nói.
Đảo Yeonpyeong, nơi ngư dân xem tiếng đạn pháo như bài hát ru

Âm thanh của đạn pháo đã trở nên quá quen thuộc đối với người dân trên đảo Yeonpyeong - điểm nóng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên trên biển Hoàng Hải. Thậm chí, sau khi nghe một tiếng pháo, những đứa trẻ nơi đây có thể biết nó tới từ Hàn Quốc hay Triều Tiên.

Vào một ngày đẹp trời, cư dân đảo Yeonpyeong có thể trông xa khoảng 10 km về phía Triều Tiên để chứng kiến cảnh các tàu chiến Hàn Quốc xua đuổi các tàu cá của Trung Quốc và Triều Tiên tại biển Hoàng Hải – khu vực có mật độ cua xanh lớn nhất thế giới.

Địa điểm lý tưởng để người dân có thể tận mắt chứng kiến cảnh “mèo vờn chuột” giữa các tàu của Hàn Quốc và Triều Tiên là đỉnh của các vách đá tại đảo Yeonpyeong.

Hoạt động tác nghiệp của các phương tiện truyền thông quốc tế tại khu vực nhạy cảm này cũng hạn chế. Từ chuyến thị sát thực địa gần đây, phóng viên Reuters cho hay, cảnh rượt đuổi giữa tàu hải quân Hàn Quốc và tàu cá Trung Quốc là “chuyện thường ngày” tại khu vực.

Đảo Yeonpyeong, nơi ngư dân xem tiếng đạn pháo như bài hát ru - anh 1
Đảo Yeonpyeong - điểm nóng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên trên biển Hoàng Hải. Ảnh: imagevat.com

Hàng dài dây thép gai xuất hiện xung quanh bãi biển ở Hoàng Hải, mảnh vỡ từ các tàu và thuyền đánh bắt cá nằm rải rác giữa các ụ súng bằng bê tông là những hình ảnh quen thuộc đối với 2.000 người dân trên đảo Yeonpyeong. Âm thanh của đạn pháo cũng trở nên quá quen thuộc đối với họ. Thậm chí sau khi nghe một tiếng pháo, những đứa trẻ nơi đây có thể biết nó tới từ Hàn Quốc hay Triều Tiên.

“Khi tôi còn nhỏ, âm thanh của đạn pháo giống như một bài hát ru. Nhưng kể từ vụ pháo kích của Triều Tiên năm 2010, mỗi lần nghe tiếng súng hay tiếng pháo trong các cuộc diễn tập quân sự, tôi đều cảm thấy hoảng sợ”, Choi Sung Il, một cư dân trên đảo nói.

Vài tháng nay, cuộc sống của cộng đồng ngư dân ở đảo Yeonpyeong xáo trộn bởi các động thái quân sự từ phía bên kia biên giới. Căng thẳng xung quanh Đường ranh giới phía bắc (NLL) tại biển Hoàng Hải đặc biệt dâng cao trong thời gian gần đây do các cuộc đấu pháo giữa hai miền.

Hôm 22/5, giới chức địa phương ra lệnh cho người dân sơ tán vào các hầm tránh bom sau khi Triều Tiên nã đạn pháo xung quanh đảo. Hồi đầu tuần, tàu hải quân Hàn Quốc bắn 10 phát đạn cảnh cáo về phía tàu Triều Tiên khi họ xâm phạm đường biên giới trên biển giữa hai nước.

Đường biên giới trên biển giữa hai nước do Liên Hợp Quốc đơn phương xác lập sau khi cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953 kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn. Sau đó, hai miền Triều Tiên trên nguyên tắc vẫn ở trong tình trạng chiến tranh do cuộc chiến chỉ chấm dứt bằng một thỏa thuận ngừng bắn, chứ không phải bằng một hòa ước.

Do không công nhận NLL nên tàu chiến và tàu đánh bắt cá của Triều Tiên thường xuyên di chuyển quanh khu vực. Đây là nguyên nhân dẫn tới hàng ngàn cuộc đụng độ và nã pháo trên biển giữa Hàn – Triều trong hơn 15 năm qua.

Đảo Yeonpyeong, nơi ngư dân xem tiếng đạn pháo như bài hát ru - anh 2
Ngư dân rửa rong biển tại một bãi cát trên đảo Baengnyeong, nằm gần đường ranh giới trên biển giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Ảnh: Reuters

Ngư dân đảo Yeonpyeong không chỉ đối mặt với mối nguy hiểm thường trực từ đạn pháo tại vùng biển tranh chấp, mà họ còn chịu gánh nặng tài chính sau khi quân đội Triều Tiên bán quyền đánh bắt hải sản cho Bắc Kinh để thu lợi nhuận.

“Họ (các tàu cá Trung Quốc) kéo lưới dọc theo đáy biển để đánh bắt thủy hải sản, vớt thủy hải sản về phía họ trước khi chúng di chuyển về phía chúng tôi. Đây là một vấn đề lớn đối với các ngư dân”, cư dân đảo Yeonpyeong, ông Kim Jong Hui, bày tỏ nỗi băn khoăn.

Các quan chức thuộc lực lượng tuần duyên tại địa phương cho biết, các ngư dân Trung Quốc trả cho quân đội Triều Tiên 11.000 USD/tháng để họ "an tâm" đánh bắt cá.

Năm 2012, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un từng nhíu mày khi thăm đảo Triều Tiên ở phía bắc của NLL vào năm 2012. Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), trong chuyến thăm, ông Kim mạnh mẽ yêu cầu binh sĩ nước này bảo vệ các hòn đảo phía bắc. “Nếu một vỏ sò từ phía Hàn Quốc dạt vào vùng biển của chúng ta, một cuộc tấn công có thể xảy ra ngay lập tức”, KCNA dẫn lời ông Kim.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.