Đấu tranh hiệu quả đối với tội phạm, vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 2/4, tiếp tục chương trình Phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).
Đấu tranh hiệu quả đối với tội phạm, vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ

Tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 14/2017/QH14 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018. Qua 5 năm tổ chức triển khai thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai, thực hiện Luật đã phát sinh một số bất cập, hạn chế, vướng mắc, như: Hiện nay, tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, nhiều vụ đối tượng sử dụng dao sắc, nhọn có tính sát thương cao, gây án với tính chất rất manh động, gây bức xúc dư luận xã hội; tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật hiện hành không quy định dao là vũ khí.

Bên cạnh đó, tình trạng đối tượng sử dụng trái phép súng tự chế, vũ khí thô sơ diễn biến rất phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nguy hiểm như vũ khí quân dụng nhưng theo quy định của Luật hiện hành thì súng tự chế, vũ khí thô sơ không thuộc danh mục vũ khí quân dụng. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung quy định súng tự chế vào nhóm vũ khí quân dụng; dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ; khi đối tượng sử dụng vũ khí thô sơ với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật thì được xác định là vũ khí quân dụng nhằm mục đích điều chỉnh nhận thức, hành vi của đối tượng, giảm nguồn tội phạm.

Để thực hiện cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, cần thiết phải rà soát thủ tục cấp các loại giấy phép, giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ để cắt giảm các loại giấy tờ không cần thiết và thực hiện tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công; sửa đổi, bổ sung quy định về cấp giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ theo hướng không quy định thời hạn và chuyển việc cấp giấy xác nhận đăng ký sang cấp giấy phép sử dụng.

Thực tế hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài có nhu cầu cho, tặng, viện trợ vũ khí, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, trong nước; tuy nhiên, Luật hiện hành quy định nghiêm cấm cho, tặng, viện trợ vũ khí, công cụ hỗ trợ. Vì vậy, để tận dụng nguồn lực từ nước ngoài thì cần thiết phải bổ sung quy định cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước được tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài cho, tặng, viện trợ…

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) có nhiều điểm mới như: Cắt giảm, đơn giản hoá giấy tờ, hồ sơ quy định trong các thủ tục hành chính về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phục vụ sử dụng, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia trong thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử nhằm cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân phục vụ phát triển kinh tế -xã hội của đất nước; bổ sung ghế thẩm vấn đối tượng đặc biệt vào khái niệm công cụ hỗ trợ; sửa đổi, bổ sung một số quy định về nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức, doanh nghiệp phục vụ phát triển kính tế - xã hội…

Báo cáo thẩm tra sơ bộ Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, để việc sửa đổi, bổ sung có tính toàn diện, phù hợp, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, khả thi và hạn chế sửa đổi, bổ sung nhiều lần, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Ban soạn thảo đánh giá toàn diện hơn những kết quả đạt được và khó khăn, vướng mắc, bất cập trong việc tổ chức thi hành Luật, đánh giá kỹ hơn và có cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn về bổ sung một số nội dung trong dự thảo Luật.

Tại phiên họp, các đại biểu đã thảo luận, làm rõ về sự cần thiết sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ cũng như tính hợp hiến, hợp pháp của dự thảo Luật trong Hệ thống pháp luật hiện hành; phạm vi điều chỉnh của dự án Luật và sự phù hợp, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, khả thi của dự án Luật...

Chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ họp thứ 7 tới

Phát biểu bế mạc Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Phiên họp đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Tổng Thư ký Quốc hội và các cơ quan khẩn trương hoàn thành để ban hành các thông báo kết luận về từng nội dung. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cũng như Chính phủ, các bộ, ngành liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ trên tinh thần khẩn trương, lắng nghe, chia sẻ với nhau, cùng chịu trách nhiệm với nhau để tạo sự đồng thuận cao nhất; khẩn trương thực hiện các nội dung kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với các dự án Luật và Nghị quyết, Đề án, chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ họp thứ 7 tới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng lưu ý việc gửi tài liệu đúng hạn, nhất là đối với những dự án Luật và Nghị quyết dự kiến cho ý kiến và thông qua theo quy trình 1 kỳ họp.

Tại phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các dự án Luật: Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Phòng không nhân dân; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi). Đây là những nội dung sẽ trình Quốc hội thảo luận lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vị trí việc làm đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương, cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.