Để không còn những đứa trẻ mãi mãi tuổi 13…

(Ngày Nay) - Mãi mãi tuổi 13 là cái ngưỡng mà tôi mượn lại từ tựa đề của cuốn sách “Marion mãi mãi tuổi 13” – một cuốn tự truyện đau đớn của một người mẹ Pháp kể về cô con gái tự vẫn ở tuổi 13 vì bị bạo lực học đường mới ra mắt bản dịch tiếng Việt ở Việt Nam. 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nó như một cái tát đối với các bậc phụ huynh Pháp, bắt họ phải nhìn nhận lại vấn nạn bạo lực học đường quyết liệt hơn. Và khi “gõ cửa” Việt Nam, nó trở thành ngòi nổ thức tỉnh nhiều ông bố bà mẹ Việt quan tâm hơn đến những đứa con đnag độ tuổi “ẩm ương” của mình.

Cơn thịnh nộ tuổi 13

Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ, 5 HS mới chỉ 13 tuổi ở trường THCS Trường Yên, xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã “xúm lại” đánh hội đồng một nữ sinh cùng trường. Đoạn clip ghi lại hình động phản cảm trên sau khi xuất hiện trên mạng internet đã khiến dư luận bất bình.

Theo điều tra của công an huyện Chương Mỹ, khoảng 11h35 phút ngày 7/10/2017, Nguyễn Thị Tr (SN 2004), học sinh lớp 8C trường THCS Trường Yên đã rủ 5 nữ sinh học tại lớp 7A và 7B, đánh HS Hồ Thị T để trả thù về tội T “nói xấu” nhóm. Tr đã gọi T vào lớp 7A, cùng nhóm bạn đóng cửa lại rồi lao vào đạp, tát vào mặt, túm tóc giật ngã T.

Những hình ảnh bạo lực được ghi lại chân thực trong clip khiến nhiều học sinh, phụ huynh, ngay cả thầy hiệu trưởng phải ngỡ ngàng vì: “Từ trước tới nay, các HS của trường THCS Trường Yên đều rất ngoan. Ngay cả nhóm các các cháu HS gây ra sự việc cũng không có biểu hiện gì về đạo đức, tác phong, lời nói, khi xem clip, nhà trường rất ngỡ ngàng…”.

Để không còn những đứa trẻ mãi mãi tuổi 13… ảnh 1Hình ảnh nhóm nữ sinh ở Chương Mỹ đánh hội đồng một bạn nữ (ảnh cắt từ clip)

Theo dõi clip, người ta choáng váng vì thấy Tr lao từ trên bàn học xuống, dùng tay đập vào đầu cô bạn T 2 cái rất mạnh rồi hô hào các bạn đánh tới tấp, cởi áo T ra. Tr “hả hê” sử dụng điện thoại quay lại sự việc, sau đó vào mạng internet gửi clip vừa quay vào facebook của mình, nhưng lại gửi nhầm cho HS khác. Từ đây, các HS đã chia sẻ clip cho nhau và một HS ở cùng thôn đã đăng clip lên facebook cá nhân.

Sau khi lan truyền trên mạng xã hội, clip đã khiến dư luận bất bình không chỉ vì hành vi đánh hội đồng bạn dã man, thủ phạm là các nữ sinh chỉ mới 13 tuổi. Việc đánh hội đồng bạn diễn ra công khai trước sự chứng kiến của nhiều HS khác nhưng không ai can ngăn. Thậm chí, nhóm nữ sinh khi thấy bạn đau đớn càng tỏ ra đắc thắng.

Theo ông Bùi Văn Đồng, Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện Chương Mỹ, đây là một sự việc rất đáng tiếc, nhất là khi các HS đều còn nhỏ tuổi. Phòng đã chỉ đạo nhà trường phối hợp cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương gặp gỡ các gia đình có con em liên quan đến sự việc để hòa giải, tránh tình trạng mâu huẫn phát sinh thêm, nhất là từ phía gia đình HS bị đánh; xem xét cụ thể nguyên nhân để có biện pháp giải quyết mâu thuẫn, mức độ vi phạm của các HS để có hình thức giáo dục, kỷ luật, răn đe vào thời điểm thích hợp và tăng cường kiểm soát việc sử dụng điện thoại của giáo viên và học sinh trong thời gian giảng dạy, học tập tại trường.

Sự việc khép lại, tình hình nhà trường vẫn ổn định, công tác dạy và học diễn ra bình thường. T cũng đã đi học trở lại nhưng chẳng ai có thể biết được, nữ sinh 13 tuổi sau khi hứng chịu trận đòn khủng khiếp kia có ý nghĩ tự tử như cô bé Marion tội nghiệp bên nước Pháp?

Vụ việc ở Chương Mỹ chỉ là một vụ việc mới xảy ra, trước đó, hàng chục, hàng trăm cuộc cãi vã, xô xát, đánh đấm… nghiêm trọng giữa những đứa trẻ 13-14 tuổi đã xảy ra ở nhiều trường học trên cả nước được báo chí đưa lên mặt báo và gióng hồi chuông báo động.

Tuổi 13, độ tuổi bắt đầu dậy thì trong sáng nhất, hồn nhiên nhất của học sinh đang khiến nhiều phụ huynh mất ăn mất ngủ vì chút ‘nổi loạn’ của tuổi mới lớn. Không ít trong số đó không làm chủ được hành vi của mình đã dung tay chân để “dằn mặt” bạn bè. Và không ít đứa trẻ là nạn nhân của bạo lực học đường nghĩ đến cái chết để kẻ thù của mình phải ân hận suốt đời…

“Toa thuốc” nào xóa hết bạo lực?

Theo số liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT), trong một năm, toàn quốc xảy ra khoảng 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, bình quân khoảng 5 vụ/ngày.

Tôi khuyên mọi người đừng quá trông chờ vào các khóa kỹ năng sống, dù tôi cũng là người đi dạy kỹ năng sống. Hãy dành thời gian cho con. Lắng nghe, quan sát, phát hiện những thay đổi tâm lý của con, dù là nhỏ, để có can thiệp kịp thờiChuyên gia tâm lý Hồng Tâm

Cũng theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh có một vụ đánh nhau, cứ trên 11.000 học sinh có 1 em bị buộc thôi học vì đánh nhau. Tình trạng bạo lực học đường trong trường học đã xảy ra nóng bỏng trên khắp cả nước ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau, mức độ ngày càng gia tăng.

Trong nhiều kỳ họp quốc hội, nhiều đại biểu quốc hội cho rằng, Chính phủ cần có sự chỉ đạo các Bộ, ngành có giải pháp để hạn chế những tiêu cực biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, gây bức xúc xã hội, nhất là tình trạng bạo lực học đường và xâm hại trẻ em trong thời gian vừa qua. Nhưng căn bệnh thời đại này, thuốc nào chữa khỏi?

Bước vào năm học 2017-2018, Bộ GD & ĐT đã kịp cho ra Nghị định 80/2017, quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường chính thức có hiệu lực từ ngày 5/9. Phụ huynh “nín thở” trông chờ, kỳ vọng tình trạng bạo lực học đường sẽ hạn chế ở mức tối đa từ năm học 2017-2018 nhờ quy định này…  

Theo Nghị định 80, tất cả cơ sở giáo dục - kể cả các lớp xóa mù chữ, lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn hoặc có hoàn cảnh đặc biệt không được đi học ở nhà trường... - đều phải có môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần; không có tệ nạn xã hội, không bạo lực.

Các cơ sở giáo dục cũng phải xây dựng, công khai và thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục có sự tham gia của người học… Thiết lập kênh thông tin như hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý thông tin của người học; bảo mật cho người cung cấp thông tin. Nhà trường phải thường xuyên trao đổi thông tin với gia đình người học và cộng đồng trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của người học.

Một nội dung quan trọng nữa là trường phải giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng chống xâm hại cũng như phòng chống bạo lực học đường, bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học. Các trường cũng phải công khai kế hoạch phòng chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường...

Cùng với Nghị định 80, ngày 12/10 vừa qua, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ký công văn yêu cầu các đơn vị giáo dục trực thuộc Sở, các phòng GD- ĐT quận, huyện, thị xã tăng cường chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn nghiêm túc thực hiện các giải pháp chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý nhà trường, quản lý học sinh đảm bảo an toàn, an ninh trường học, vai trò của phòng tư vấn tâm lý, nâng cao trách nhiệm của tổ chức đoàn, đội, hội, tập thể lớp trong việc giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh cho học sinh,  ngăn chặn kịp thời bạo lực học đường, tổ chức gây gổ, đánh nhau trong và ngoài nhà trường...

Công văn này cũng khuyến khích các nhà trường lắp hệ thống camera kết nối với công an phường, xã để kiểm tra rà soát công tác đảm bảo an toàn, an ninh, phòng chống cháy nổ, chống xâm hại, chống dịch bệnh, an toàn giao thông... trong trường học, cổng trường và khu vực giáp ranh nhà trường.

Nhiều biện pháp đã được vạch ra, dẫu chỉ là trên giấy, với những biện pháp có tính định hướng, rõ ràng. Nhưng liệu có đủ để “hãm” lại sự nổi loạn của những đứa trẻ đang chớm tuổi dậy thì?

Con cái là hình ảnh phản chiếu của bố mẹ…

Trao đổi trong một cuộc tọa đàm hôm 19/10, chị Hồng Tâm – một chuyên viên tư vấn học đường kể rằng, khi mới ra trường đi làm ở một trường trung học, ngày nào chị cũng khóc vì sốc, không thể hình dung bạo lực học đường lại nhiều và căng thẳng đến thế. Có lần, một học sinh lớp 10 cầm dao đâm ba bạn học cùng lớp. Nguyên nhân của cuộc ẩu đả bắt đầu từ một va chạm trong một trận bóng, đám bạn dọa sẽ đánh học sinh này. Mấy ngày sau, lớp học cũng râm ran tin đồn sắp có đánh nhau lớn. Cậu sợ hãi mang theo dao đi phòng thân. Đến khi ba người kia vỗ vai tính dọa một trận, cậu bé đã rút dao ra đâm… Bạo lực đã và đang trở thành chuyện thường ngày ở trường học.

Theo chị Tâm, “cho con đi học kỹ năng sống không giải quyết được vấn đề. Tôi khuyên mọi người đừng quá trông chờ vào các khóa kỹ năng sống, dù tôi cũng là người đi dạy kỹ năng sống. Hãy dành thời gian cho con. Lắng nghe, quan sát, phát hiện những thay đổi tâm lý của con, dù là nhỏ, để có can thiệp kịp thời”.

Còn theo Th.s Nguyễn Thị Mai Hương, giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, bạo lực sẽ khiến trẻ phát triển theo hai khả năng: trẻ có hệ thần kinh yếu thì dễ mắc chứng tự ti, trầm cảm; còn trẻ có hệ thần kinh mạnh thì dễ trở nên hung tính hoặc mắc chứng nổi loạn, tính thiện dần mất đi, nhân cách cũng dần bị thoái hóa. Con cái là hình ảnh phản chiếu của bố mẹ, học trò là hình ảnh phản chiếu của thầy cô và nhà trường. Để giảm bớt tình trạng bạo lực tràn lan như hiện nay đầu tiên bố mẹ phải gần gũi con cái, nhà trường phải theo sát sự thay đổi của học sinh.

Sự chuyển biến về tâm lý lứa tuổi vị thành niên với những đặc trưng riêng biệt chưa được quan tâm đúng mức, chỉ cần thiếu sự định hướng cần thiết cộng hưởng với tác động của những kích thích xấu từ thế giới bên ngoài thì sẽ rất dễ lạc hướng, sa ngã. Nhiệm vụ tiên quyết vẫn là gia đình. Mỗi bố mẹ nên làm bạn cũng con cái, phân định tâm lý lứa tuổi để nuôi dạy cho phù hợp. Đồng thời tránh cho trẻ tiếp xúc nhiều với các sản phẩm mang tính bạo lực cũng như phấn đấu trở thành một tấm gương chuẩn mực cho chính con cái.

TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.