Con trẻ đánh nhau, người lớn phải chịu trách nhiệm đầu tiên

(Ngày Nay) - Mỗi năm toàn quốc xảy ra khoảng gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. So với 10 năm trước, số vụ bạo hành tại trường học hiện đã tăng gấp 13 lần. Việc bố mẹ can thiệp thô bạo hoặc thờ ơ bỏ qua vì coi đó là chuyện trẻ con sẽ càng làm mối quan hệ bạn bè trở nên trầm trọng hơn…
Hình minh họa
Hình minh họa

Ông Nguyễn Trọng An – nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTBXH) đưa ra khuyến cáo, những gia đình có con bị bạo lực học đường không nên kiện tụng, làm căng hay cố tình đưa con đến các bệnh viện để tìm cách chứng thương. Tuyệt đối không mắng con vì có thể lần sau con sẽ giấu đi không kể lại cho gia đình biết nếu còn bị bắt nạt lần tới. Khi làm lớn vấn đề, trẻ sẽ chỉ càng sợ hãi, sang chấn tâm lý sẽ càng bị khoét sâu.

Ngay sau đó, bố mẹ cần phải hỗ trợ tâm lý cho con, bằng cách trao đổi với giáo viên, chuyên gia tâm lý ổn định tâm lý cho trẻ, vì trẻ bị bạo lực thường để lại những sang chấn tâm lý rất nghiêm trọng.

Theo ông An, gia đình các cháu cần luôn luôn quan tâm đến cử chỉ, hành động của con. Có thể là hỏi han, quan sát xem con đi học về vui hay buồn… để tâm sự, chia sẻ. Khi xảy ra sự việc trẻ bị bạn đánh hay gây gổ, gây áp lực… bố mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, khéo léo kể cho con nghe chuyện ngày trước mình cũng từng vượt qua những chuyện như thế này ra sao, rồi để con tự giải quyết vấn đề với bạn mà không cần dùng đến bạo lực. Có thể xác minh xem con giao lưu với ai, tìm hiểu về đứa trẻ đã hành hung con mình, tìm hiểu lý do vì sao con mình bị đánh. Sau đó, gia đình gặp gỡ phụ huynh của học sinh đó để trao đổi. Cha mẹ của học sinh hành hung cần biết cách giáo dục, khuyên nhủ ngăn ngừa sự tái phạm.

Gia đình cũng nên gặp giáo viên để nhắc nhở trẻ đã đánh con mình, nên đề nghị giáo viên tăng cường giáo dục cho học sinh tình yêu thương, tình đoàn kết trong lớp học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa để học sinh thân thiết và tránh xung đột.

Mặt khác, bố mẹ các em cũng phải đề nghị nhà trường tăng cường hệ thống và biện pháp bảo vệ hiệu quả, răn đe và xử nghiêm minh những hành vi bạo lực học đường.

Nếu bố mẹ chứng kiến cảnh con mình bị bạn dọa dẫm thì xuất hiện ngay để chúng biết mình là bố mẹ của trẻ. Không nên tìm cách dằn mặt gây bạo lực, cũng không nên chấp nhận im lặng vì sợ bị trả thù hoặc không nên thờ ơ bỏ qua chuyện con bị dọa nạt và cho rằng đó là chuyện nhỏ do xích mích trẻ con. Để phòng ngừa con bị đánh, bố mẹ nên trang bị cho con một số kỹ năng cần thiết như nên kêu cứu khi bị đánh, không khiêu khích, không đánh lại bạn, tìm cách thoát thân, nhờ giáo viên, bố mẹ trợ giúp để không bị đánh đập.

Ông Nguyễn Trọng An nhấn mạnh, với cả những bạn học sinh là nạn nhân hay cả bạn gây ra bạo lực học đường thì người lớn (thầy cô giáo, cha mẹ trẻ) phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Tiếp đó, người lớn cần phải giúp trẻ hiểu được sai lầm của mình, tự giác nhận lỗi và nhận hình phạt phù hợp.

Đằng sau những chấn thương vì bạo lực có rất nhiều sai lầm của người lớn. Một vụ việc học sinh tự tử ở Yên Bái năm ngoái, hành động nhóm thanh niên, trong đó có phụ huynh một học sinh khác xúm vào đánh và bắt cháu bé kia phải quỳ gối xin lỗi trước nơi đông người rồi đăng lên mạng đã vi phạm quyền bảo vệ trẻ em ở Việt Nam. Cách cư xử của phụ huynh đó là không thể chấp nhận được. Cần giáo dục luật trẻ em nhiều hơn cho cả trẻ em và người lớn để không còn tình trạng mọi người đứng nhìn một đứa trẻ bị làm nhục mà không lên tiếng.

TS Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội

Xã hội đầy rẫy bạo lực nhưng nó lại không được nhìn nhận một cách rõ ràng bởi chính những người lớn chúng ta thì sao có thể đòi hỏi trẻ có cách nhìn chuẩn, cư xử đúng khi gặp những mâu thuẫn trong xã hội. Nhiều phụ huynh bênh con, đánh chửi nhau ngay trước mặt các con sẽ để lại hậu quả nặng nề. Có thể ngay sau đó, các em cũng sẽ học bố mẹ dùng “luật rừng”.

Người lớn đánh nhau thì bao biện là “gạt tay trúng má”; vi phạm pháp luật thì tìm cách chứng minh tội phạm bị… tâm thần. Tất cả những điều đó trẻ con biết hết. Chúng hoàn toàn biết đánh giá và tỏ thái độ coi thường sự dối trá của chính người lớn. Từ thái độ này, chúng định vị tư duy của mình rằng: người lớn còn dùng bạo lực để giải quyết tất cả tại sao trẻ con lại không được? Và bài học chúng rút ra là: Lần sau có đánh người thì phải khéo giấu, khéo che để được an toàn. Khi nào người lớn đánh nhau vẫn còn đối xử thô bạo với nhau, đánh nhau, chửi bới nhau… thì trẻ em sẽ vẫn còn bạo lực học đường”.

Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Vũ Thiên - PGĐ Trung tâm Sáng kiến sức khỏe dân số

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?