Với việc thành lập Nhóm cố vấn Thanh niên, UNESCO và các đối tác đã mở ra cơ hội đặc biệt cho một nhóm thanh niên đa dạng tham gia cùng các bên liên quan trong quá trình sửa đổi Luật Thanh niên. Tuy nhiên, Thọ cho rằng, việc vận động chính sách mạnh mẽ đòi hỏi nhiều hơn những lời chứng thực thuyết phục, cần có bằng chứng rõ ràng từ cộng đồng.
Bạn phải tin vào chính mình và đừng để những bình luận xung quanh ảnh hưởng đến bạn”
Cùng với các nghiên cứu viên trong nhóm, Thọ đã tham gia Sáng kiến Tuổi trẻ của UNESCO kết hợp với Đại học Quốc gia Ireland, Galway và Đại học Bang Pennsylvania nhằm cung cấp một loạt các khóa đào tạo nâng cao năng lực thông qua kinh nghiệm nghiên cứu của họ. Trong khi các nhóm khác tập trung vào dân tộc thiểu số, thanh niên khuyết tật, sinh viên hoặc người hành nghề mại dâm, nhóm Thọ đã quyết định thu thập dữ liệu cần thiết về nhận thức của người trẻ về cộng đồng LGBTQI.
Thọ đã trải qua một hành trình nhiều bước ngoặt. Sinh ra ở Lào Cai, anh đã thử thách bản thân và theo học y học cổ truyền Trung Quốc tại Thiên Tân. Tuy nhiên, sau một lần trở về Việt Nam năm 27 tuổi, Thọ nhận ra đây không phải là điều anh thực sự muốn theo đuổi. Thay vào đó, Thọ gia nhập Hiệp hội Vì Giáo dục cho mọi người Việt Nam với tư cách là cán bộ truyền thông. Anh đã trăn trở về việc tuyên truyền cho quyền LGBTQI đã diễn ra được khoảng 10 năm, nhưng cộng đồng vẫn chưa được nhận đầy đủ những quyền lợi của mình. Các nghiên cứu của thanh niên là hình thức hiệu quả để ghi nhận và lắng nghe tiếng nói của những người trẻ, nhằm đảm bảo sự công bằng và toàn diện cho các nhóm thanh thiếu niên trong các tài liệu pháp lý. Được thúc đẩy bởi động lực muốn nâng cao nhận thức của chính mình và xác định những cách hiệu quả để giúp cho tiếng nói của cộng đồng LGBTQI được lắng nghe và đặc biệt được công nhận trong luật pháp Việt Nam, Thọ quyết định thực hiện các hành động tiếp theo.
Cho dù nhiều nghiên cứu quy mô lớn và nhỏ đã được thực hiện trong 10 năm qua, chúng ta vẫn không đo lường được kiến thức và nhận thức xã hội về cộng đồng LGBTQI. Cuối cùng, nhóm của Thọ tin rằng thông tin này là nền tảng mà dựa trên đó có thể phát triển các can thiệp mạnh mẽ, từ đó thay đổi thành kiến và tạo ra nhận thức về LGBTQI tốt hơn. Đi sâu vào nghiên cứu, nhóm gặp phải một loạt thách thức. Với tương đối ít kinh nghiệm nghiên cứu trong việc thiết kế khảo sát trực tuyến, họ đã gặp khó khăn trong việc tiếp cận với giới trẻ có ít kết nối với cộng đồng LGBTQI. Sau khi khám phá đầy đủ mọi kênh có thể truy cập để thực hiện cuộc khảo sát qua các phương tiện truyền thông xã hội, diễn đàn, trường đại học và trung học ở Hà Nội, Buôn Ma Thuột và Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm đã tiếp cận hơn 800 người tham gia với gần 500 thanh niên hoàn thành bảng câu hỏi trong ba tuần.
Như nhóm nghiên cứu dự kiến, nhiều người tham gia trẻ không tiếp xúc thường xuyên với cộng đồng LGBTQI, không thể hiểu đầy đủ các khái niệm như xu hướng tính dục hoặc nhận dạng giới tính, dẫn đến hiểu sai và hiểu biết không chính xác về LGBTQI. Dựa trên những nghiên cứu căn bản, Thọ và các thành viên trong nhóm sẽ tăng cường huy động sự công nhận LGBTQI trong Luật Thanh niên trong ngắn hạn và cho các luật lâu dài trong tương lai bao gồm Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Chuyển giới, Luật Giáo dục, v.v.
Tham gia một loạt các khóa đào tạo nâng cao năng lực khác nhau trong quá trình sửa đổi Luật Thanh niên, Thọ và các thành viên trong nhóm dần dần tự tin hơn, sẵn sàng lên tiếng và chia sẻ nhu cầu và nguyện vọng của họ với các nhà hoạch định chính sách và đại diện của các bộ liên quan. Thọ nhấn mạnh rằng thành công lớn nhất của khóa đào tạo là nâng cao năng lực của những người trẻ tuổi, cho họ cơ hội để lên tiếng và giúp họ thực hiện ý tưởng của mình.
Với nhiều thử thách trước tuổi trẻ, Thọ rất lạc quan và tin rằng giới trẻ Việt Nam sẽ có những bước tiến lớn trong việc định hình tương lai của mình. Nhưng để điều này xảy ra, anh nhấn mạnh: “Bạn phải tin vào chính mình và đừng để những bình luận xung quanh ảnh hưởng đến bạn”.