Điểm chuẩn giảm: Nhiều trường vẫn phải tuyển nguyện vọng bổ sung

So với năm trước, đa phần điểm chuẩn nhiều trường, nhiều ngành từ top trên đến top dưới năm nay giảm đáng kể, thậm chí, nhiều ngành giảm từ 4-6 điểm. Tuy nhiên, theo dự kiến, nhiều trường vẫn sẽ phải tiếp tục tuyển nguyện vọng bổ sung.
Thí sinh tại TPHCM làm thủ tục nhập học ngày 7/8.
Thí sinh tại TPHCM làm thủ tục nhập học ngày 7/8.

Nhiều ngành điểm chuẩn giảm từ 4-6 điểm

Giảm đáng kể nhất phải nói đến những ngành thuộc khối sức khỏe. Cụ thể, trường ÐH Y dược TPHCM, ngành dược học là ngành có điểm chuẩn giảm nhiều nhất với 5,2 điểm (chỉ còn 22,3 điểm). Tiếp đó là ngành y đa khoa, dù vẫn là ngành có điểm chuẩn cao nhất trường với 24,95 điểm, song so với năm 2017, ngành này giảm đến 4,3 điểm. Tương tự, điểm chuẩn ngành răng hàm mặt 24,45 điểm (giảm 4,55 điểm, kỹ thuật hình ảnh y học cũng giảm đến 5 điểm với điểm chuẩn là 20,25 điểm). Tất cả các ngành còn lại đều giảm ít nhất 3,74 đến 4,8 điểm.

Tương tự trường ÐH Y dược TPHCM, trường ÐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng có ngành dược học giảm điểm nhiều nhất với 4,55 điểm (điểm chuẩn là 22,2 điểm và 21,9 điểm cho thí sinh lần lượt có hộ khẩu ngoài và trong TPHCM), ngành răng hàm mặt cao nhất cũng giảm 3,95 điểm còn 23,3 điểm và 22,5 điểm. Ngành y đa khoa điểm chuẩn lần lượt 22,7 điểm và 22 điểm, giảm đến 4,3 điểm. Tất cả các ngành còn lại cũng đều giảm từ 3,25 - 4,55 điểm.

Khoa Y (ÐH Quốc gia TPHCM) cũng không ngoại lệ khi điểm chuẩn năm nay giảm 4,5 điểm từ 26,5 điểm y khoa chất lượng cao và dược học lần lượt xuống còn 22,1 điểm và 22 điểm.

Ở các khối ngành khác từ sư phạm, kinh tế đến kỹ thuật và xã hội điểm chuẩn năm nay cũng giảm mạnh.

Cụ thể, những ngành “hot” của trường ÐH Sư phạm TPHCM năm nay điều giảm 3- 4 điểm. Chẳng hạn như: sư phạm tiếng Anh điểm chuẩn năm nay còn 22,55 điểm (năm ngoái 26 điểm), sư phạm toán học 22,25 điểm (năm ngoái 26,25 điểm), sư phạm hóa học 21,80 điểm (năm ngoái 26 điểm)…

Trường ÐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, so với năm trước, điểm chuẩn hầu hết đều giảm với mức trung bình 4 điểm, dao động từ 16 - 22,75 điểm. Trường ÐH Mở TPHCM điểm trúng tuyển cao từ trên 19 điểm gồm các ngành ngoại ngữ, luật và quản trị. So với điểm trúng tuyển năm 2017 thì năm nay điểm các ngành của trường thấp hơn từ 2 - 4 điểm… Các trường khác như ÐH Bách khoa TPHCM, ÐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ÐH Kinh tế… điểm chuẩn cũng giảm từ 1- 3 điểm, một số ngành giảm đến hơn 4 điểm.

Trong khi đó, một số ngành của các trường ÐH vùng, đại học địa phương như ÐH Huế, ÐH Ðà Nẵng, trường ÐH Phan Châu Trinh… có mức điểm chuẩn chỉ tập trung từ 13- 14 điểm.

Vẫn còn cơ hội cho thí sinh

Mặc dù điểm chuẩn giảm song vẫn có nhiều trường hợp thí sinh điểm cao nhưng trượt đại học hoặc có trường hợp thí sinh trúng tuyển vào ngành và trường mình không yêu thích. Bên cạnh đó, nhiều trường dự kiến vẫn sẽ tuyển tiếp nguyện vọng bổ sung đợt 2. Do đó, cơ hội cho các thí sinh vẫn còn, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Theo tiến sĩ Nguyễn Ðức Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ÐH Quốc gia TPHCM, cơ hội vẫn còn cho các thí sinh này. Thí sinh không muốn trúng tuyển ngành đó thì có thể không xác nhận nhập học để tiếp tục xét tuyển bổ sung các trường khác. “Thậm chí, với thí sinh trong đợt tháng 4, không đăng ký dùng kết quả thi để xét tuyển thì trong đợt xét bổ sung vẫn có thể tham gia xét tuyển. Còn nếu đã xác nhận nhập học theo kết quả thi THPT quốc gia thì thí sinh vẫn còn cách là xét học bạ THPT để tìm cơ hội khác”, ông Nghĩa nói.

Về chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung cho các trường, Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp trường ÐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM cho biết, nhiều trường sẽ tiếp tục tuyển nguyện vọng bổ sung, song chỉ tiêu cụ thể ra sao, hình thức và mức điểm nhận hồ sơ thế nào con tùy thuộc vào tình hình nhập học của các thí sinh. “Tuy nhiên, với riêng trường ÐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM, dự kiến xét nguyện vọng bổ sung cho tất cả các ngành ÐH”, ông Sơn nói.

PGS-TS Nguyễn Minh Hà, Phó hiệu trưởng trường ÐH Mở TPHCM cũng cho biết, trường dự kiến sẽ tiếp tục xét tuyển những ngành có điểm chuẩn bằng “sàn” như: xã hội học, công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng chất lượng cao, quản lý xây dựng, công tác xã hội, công nghệ sinh học… “Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình thí sinh nhập học thực tế, trường sẽ có thông báo chính thức vào chiều 13/8”, ông Hà nói.

Tương tự, các trường công lập khác như ÐH Công nghiệp TPHCM, trường ÐH Nông Lâm TPHCM, ÐH Tài chính- Marketing, ÐH Kinh tế- Luật, ÐH Tài nguyên và Môi trường… dự kiến cũng sẽ xét tuyển bổ sung.

Theo Tiền Phong
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).