Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng trong quý 1/2024

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cũng trong quý I, cả nước có hơn 23,6 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng trong quý 1/2024

Theo ngành kinh tế, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng ở 8/17 ngành, cụ thể: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có 341 doanh nghiệp; tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước; Công nghiệp chế biến, chế tạo 2.718 doanh nghiệp, tăng 6,3%; Sản xuất phân phối điện, nước, gas 780 doanh nghiệp, tăng 104,2%.

Thông tin và truyền thông 564 doanh nghiệp, tăng 12,1%; Hoạt động kinh doanh bất động sản 1.035 doanh nghiệp, tăng 25,8%; Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 1.832 doanh nghiệp, tăng 4,9%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 119 doanh nghiệp, tăng 6,3%; Hoạt động dịch vụ khác 724 doanh nghiệp, tăng 11,7%.

Các ngành còn lại ghi nhận số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm, cụ thể: Khai khoáng 143 doanh nghiệp, giảm 15,4%; Xây dựng 2.918 doanh nghiệp, giảm 1,2%; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy 7.977 doanh nghiệp; giảm 1,5%; Vận tải, kho bãi 1.105 doanh nghiệp, giảm 1,5%.

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 1.179 doanh nghiệp, giảm 4,6%; Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 206 doanh nghiệp, giảm 8,8%; Giáo dục và đào tạo 611 doanh nghiệp, giảm 8,3%; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 190 doanh nghiệp, giảm 10,0%; Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác 1.162 doanh nghiệp, giảm 8,7%;…

So sánh giữa số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong quý I/2024, tổng số doanh nghiệp nước ta giảm 14,1 nghìn doanh nghiệp, bình quân một tháng giảm 4,7 nghìn doanh nghiệp.

Bước sang quý II/2024, kinh tế – xã hội nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen trước những khó khăn, thách thức của kinh tế thế giới; các biến động về kinh tế, chính trị, dịch bệnh, thiên tai khó dự báo trong khi nội lực của doanh nghiệp ít nhiều đã bị bào mòn.

Cùng với đó, vị thế của Việt Nam không ngừng được nâng lên trên trường quốc tế, do đó cần đẩy mạnh cải cách, giải quyết triệt để những vấn đề nội tại của nền kinh tế cũng như mô hình tăng trưởng để tạo ra các động lực phát triển mới.

Việt Nam đang có thế và lực mạnh để tận dụng cơ hội, phát triển kinh tế dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, do đó, cần phát huy mạnh mẽ các nguồn lực, hỗ trợ phát triển cộng đồng doanh nghiệp thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.