Nhiều DN Việt Nam đang hướng đến thị trường xa. Ảnh: Đại Dương |
Cạnh tranh bằng sự khác biệt
Tại Diễn đàn xuất khẩu 2014 diễn ra hôm qua, 12/9, tại TP.HCM, TS.Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội, cho rằng Việt Nam có nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới, nhất là khi tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương, đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU và sắp tới là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Nhưng ông Lịch cũng cho rằng Việt Nam đang phải đứng trước nhiều thách thức trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Đó là tình trạng thiếu nguyên liệu nội địa, chi phí đầu vào tăng cao, thiếu thị trường xuất khẩu ổn định, năng lực cạnh tranh thấp. Trong khi đó chính sách tỷ giá chưa rõ ràng giữa mục tiêu khuyến khích xuất khẩu với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá, giữ giá trị tiền Đồng.
Theo TS.Trần Du Lịch, lao động rẻ tương đối và nền nông nghiệp nhiệt đới lấy lại vẫn là hai lợi thế quan trọng nhất để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu. Do đó, về mặt sản phẩm xuất khẩu, bên cạnh phát triển các sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực điện tử, cơ khí thì từ nay đến năm 2030 Việt Nam vẫn phải dựa trên mấy nhóm ngành mang tính truyền thống như nông lâm thủy sản chế biến.
Ông Lịch lưu ý, DN cần đa dạng hóa thị trường nhằm tránh tình trạng thị phần thái quá của một sản phẩm ở một thị trường dẫn đến kích thích tâm lý sử dụng các công cụ bảo hộ phi thuế quan của nước sở tại như hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá…
Tiềm năng Trung Đông nhưng phải “kiêng khem”
“Nói đến cà phê, tiêu, cá basa… của Việt Nam thì cả thế giới này đều biết, nhưng thương hiệu cà phê, tiêu…cụ thể nào thì không mấy ai biết”
Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN, ông Đỗ Hà Nam