Độc đáo món rêu nướng ở Hà Giang

Rêu nướng không chỉ là món ăn được nhiều đồng bào dân tộc ưa thích mà còn có khả năng chữa nhiều bệnh, giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt, ổn định huyết áp và tăng cường sức đề kháng.
Độc đáo món rêu nướng ở Hà Giang

Lâu nay, rêu đá chỉ được coi là 1 loại thủy sinh không nhiều tác dụng. Nhưng đối với người dân tộc Tày ở xã Xuân Giang tỉnh Hà Giang, thì rêu đá được coi là đặc sản trong ẩm thực của họ.

Các món ăn được chế biến từ rêu đá còn được gọi là quẹ. Đây là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, lại có hương vị rất riêng.

Độc đáo món rêu nướng ở Hà Giang - anh 1

Ảnh: Internet

Theo người dân địa phương, khi đi tìm rêu, họ thường chọn những bãi rêu lớn, bởi ở đó rêu vừa nhiều, vừa ngon. Rêu tươi đem về được vò đập thật kỹ cho sạch nhớt phù sa, sau đó có thể chế biến thành nhiều món.

Chị Hoàng Thị Cấp, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang cho biết: “Khi vớt rêu, mình phải đứng ở dưới suối để vớt. Nước cứ chảy từ trên xuống mình lấy tay quơ ngang để lấy, những cái nào non nhất thì mình cầm được còn cái già thì nó vẫn bám ở đá. Rêu này chỉ sống trong 7 ngày thôi. Tức là khi nó mọc lên 3-4 ngày là mình đi vớt được rồi, còn quá 7 ngày nó trở thành màu trắng bệch không ăn được nữa”.
Rêu suối tuy nhiều, nhưng những loại rêu ngon thì ít. Hơn nữa, rêu ăn được cũng theo mùa, bởi vậy đối với bà con nơi đây, rêu cũng là một món ăn quý… Rêu có thể được chế biến thành nhiều món như rêu rán, rêu khô nhưng độc đáo nhất vẫn là món trộn với các loại gia vị rồi đem nướng.
Chị Cấp chia sẻ bí quyết để có món rêu ngon là: “Sau khi xé tơi rêu ra mình mới thái. Gia vị gồm có xả, lá mùi tàu, lá dăm, lá hẹ và có thể cho 1-2 hạt dổi vào cho thơm cùng với muối, mì chính. Mình cần cái gì mình cho vào tuỳ theo khẩu vị của gia đình. Sau khi đập xong hết thì sẽ cho vào trộn lên, tiếp đến cho vào lá gói rồi gắp lên nướng trên than bếp”.

Người Tày thường có câu: "Quẹ chí áp, táp chí hơ", có nghĩa là nướng quẹ phải đặt áp vào than, nước ngọt và thơm của nó chưa kịp rớt xuống thì quẹ đã chín, khi nướng, không phải xoay nhiều lần mà nướng chín một bên, sau đó nướng tiếp bên còn lại. Khi dùng hai ngón tay bấm thấy mềm là quẹ đã chín. Vì rêu ăn được theo mùa nên ngoài việc chế biến rêu tươi, người ta còn phơi khô rêu, cất lên gác bếp để làm món ăn dự trữ. Chỉ khách quý mới được đãi món rêu khô trên gác bếp.

Rêu nướng không chỉ là món ăn được nhiều đồng bào dân tộc ưa thích mà còn có khả năng chữa nhiều bệnh, giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt, ổn định huyết áp và tăng cường sức đề kháng.

Ban tổ chức trao giải Nhì cho các tác giả.
Tôn vinh nhiều tác phẩm âm nhạc “Bài ca Điện Biên”
(Ngày Nay) - Tối 19/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ tổng kết, trao giải thưởng tháng âm nhạc “Bài ca Điện Biên”.
Ảnh minh họa.
Thành đạo theo tinh thần Thiền tông
(Ngày Nay) - Sau khi vượt thành xuất gia, Sa-môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử.
Ảnh minh họa.
Để “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”
(Ngày Nay) - Giữa dòng chảy cuộc sống, trong các mối tương quan trùng trùng điệp điệp của xã hội, có thể mọi thứ bị xô dạt và chúng ta cứ cho là mặc nhiên như thế, tới đâu thì tới, rồi phó mặc cho hoàn cảnh và xem đó là định mệnh.
Ảnh minh họa.
Ý nghĩa tụng kinh Dược Sư và niệm Phật Dược Sư
(Ngày Nay) - Trí tuệ con người phải kèm theo lòng từ bi mới có thể phục vụ lợi ích cho nhân loại. Xây dựng thế giới Tịnh Lưu Ly, Đức Phật Dược Sư phát nguyện phát huy hiểu biết cao nhất để phục vụ cho người dân ở đó được hưởng cuộc sống sung sướng nhất.
Ảnh minh họa.
Gốc rễ của thiện và bất thiện
(Ngày Nay) - Thiện hay bất thiện trong thế gian có nhiều quan niệm, quy chuẩn khác nhau. Theo đạo Phật, thân làm ác (giết hại, trộm cướp, tà hạnh), miệng nói ác (nói dối, nói chia rẽ, nói thô ác, nói thêu dệt-dua nịnh), ý nghĩ ác (tham lam, sân hận, si mê) là bất thiện. Ngược lại là thiện.
Gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền Đình Bình Thủy
Gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền Đình Bình Thủy
Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền Đình Bình Thủy năm 2024 diễn ra từ ngày 19 - 21/5 tại Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Bình Thủy (đường Lê Hồng Phong, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ). Sự kiện do UBND quận Bình Thủy phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức.
Tranh chân dung của Vua Charles gây tranh cãi
Tranh chân dung của Vua Charles gây tranh cãi
(Ngày Nay) - Hôm 14/5, Điện Buckingham công bố bức tranh chân dung chính thức đầu tiên của Vua Charles III kể từ khi ông đăng quang. Tuy nhiên bức họa này lại gây tranh cãi vì tông màu chủ đạo khác lạ.