Quảng bá giá trị thiên nhiên của Vịnh Lăng Cô - Vịnh đẹp nhất thế giới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chương trình Kỷ niệm “15 năm Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới” nhằm tiếp tục tôn vinh, quảng bá, phát huy những giá trị tốt đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho Lăng Cô, thu hút thêm nhiều du khách.
Quảng bá giá trị thiên nhiên của Vịnh Lăng Cô - Vịnh đẹp nhất thế giới

Nhân dịp tròn 15 năm vịnh Lăng Cô được vinh danh là Vịnh đẹp thế giới, Ủy ban Nhân dân huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức Chương trình Kỷ niệm “15 năm Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới” với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền.

Chương trình diễn ra từ ngày 10-12/5, nhằm tiếp tục tôn vinh, quảng bá, phát huy và bảo tồn những giá trị tốt đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho Lăng Cô.

Trong khuôn khổ chương trình sẽ diễn ra nhiều hoạt động nghệ thuật, các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống và hiện đại, nhằm quảng bá nét đẹp văn hóa Việt Nam đến với khách du lịch, bạn bè trong và ngoài nước như Chương trình nghệ thuật (đêm 11/5), Khai trương tuyến phố đi bộ đường Nguyễn Văn ở ven đầm Lập An (10/5), Dù lượn (11-12/5), Biểu diễn áo dài (10/5), Thả hoa đăng (đêm 10-11/5), Chèo thuyền sup (10-11/5), Lễ hội Cầu Ngư, Bài chòi, Chạy Jogging, Hội chợ, Bóng đá nữ, Ẩm thực, Hội trại, Đua thuyền...

Vịnh Lăng Cô cách thành phố Huế hơn 60km và cách Đà Nẵng 20km; là vịnh biển gần như nguyên sơ nằm dưới chân đèo Hải Vân, với bãi tắm phẳng lì, nước xanh ngắt bao la tuyệt đẹp với hệ sinh thái rất đa dạng, phong phú.

Là vịnh biển gần như kín, có độ sâu tương đối đồng đều với diện tích 150km2, Lăng Cô nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tương đối ôn hòa. Xa xa là những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên những dãy núi nhấp nhô, nằm giữa núi rừng và biển là đầm nước lợ Lập An trải rộng trên địa bàn, với hệ động thực vật phong phú.

Nơi đây, phát triển nhiều diện tích nuôi ốc hương, vẹm xanh, cá giò và một số loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao như cá mú, cá dìa, cá hồng… để làm cơ sở dịch vụ hậu cần cho du lịch phát triển.

Lăng Cô là nơi chuyển tiếp giữa vịnh Bắc Bộ và Biển Đông, có núi, sông, biển, đảo, đầm phá. Vịnh vừa có vùng nước mặn, vừa có vùng nước lợ, tạo nên môi trường sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật biển quý hiếm, có giá trị kinh tế và đa dạng sinh học cao.

Với sự đa dạng sinh thái, Lăng Cô đã được đưa vào danh sách 15 khu bảo tồn biển Việt Nam với 5 hệ sinh thái: Hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái vùng triều đá, hệ sinh thái vùng triều cát và hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Trong phạm vi bán kính khoảng 150km, Lăng Cô còn là tâm điểm của một vùng tập trung 4 di sản thế giới: Quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn, di sản thiên nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng, cùng nhiều danh thắng nổi tiếng nhất của khu vực. Với các điều kiện đó, Lăng Cô có khả năng kết nối chuỗi đô thị từ Huế-Chân Mây-Lăng Cô-Đà Nẵng-Hội An trên hành trình “Con đường di sản miền Trung”.

Tất cả những yếu tố trên đã mang lại cho Lăng Cô tiềm năng to lớn để phát triển nhiều loại hình du lịch như nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái vùng đầm phá, thể thao leo núi, sân gôn, lặn biển, thám hiểm rừng nhiệt đới, làng nghề...

Nằm giữa núi rừng và biển là đầm Lập An rộng lớn trải rộng. Đây là một trong những thắng cảnh, địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên-Huế, được Vua Khải Định xem là chốn bồng lai tiên cảnh.

Địa danh “Lăng Cô” có người cho rằng là do người Pháp vào thời kỳ Pháp thuộc đọc trại tên “An Cư,” vốn là làng chài ở phía nam đầm là L’An Cư. Cũng có người cho rằng lúc trước ở Lăng Cô có nhiều đàn cò, nên được gọi là Làng Cò, sau đó được dân địa phương đọc trại lại là Lăng Cô.

Gọi là bãi biển Lăng Cô hay vịnh biển Lăng Cô đều có nét riêng của nó, trong vịnh có biển. Nằm lọt thỏm giữa nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển, một bên là đèo Hải Vân, một bên là đèo Phú Gia, Lăng Cô hiện lên là một dãy cồn cát tuyệt đẹp và chạy dài. Vào những ngày cuối Thu, biển Lăng Cô đắm chìm trong làn sương mờ ảo. Chiều chiều từng đàn cò trắng kéo nhau bay rợp trời về vùng đầm Lập An nằm ngủ.

Bãi biển Lăng Cô từ lâu đã trở thành bãi biển nổi tiếng thu hút du khách với sự hội tụ của tất cả những gì tuyệt vời nhất như bờ biển chạy dài đến gần 10km, nước biển trong xanh, bờ cát trắng trải dài, nhiệt độ trung bình chỉ khoảng 25 độ C, không khí vô cùng mát mẻ và trong lành.

Nép mình trên vịnh biển Lăng Cô là làng chài với tuổi đời hơn 250 năm đẹp như tranh vẽ với nước biển trong xanh cùng những bãi cát trắng trải dài. Du khách có thể đến và tìm hiểu nét văn hóa của người dân vùng biển, trải nghiệm việc đánh bắt các loại thủy hải sản ven bờ; thưởng thức món ngon Huế.

Lăng Cô không chỉ có biển mà ở đây có sự hòa quyện của những khu rừng nhiệt đới, những con đường đèo uốn cong, những dãy núi đá cong vút cùng với những cuộc khám phá kỳ thú lên rừng xuống biển nơi đây.

Năm 2009, Vịnh Lăng Cô được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) bình chọn "Lăng Cô - Vịnh đẹp nhất thế giới."

Tháng 4 đến tháng 7 là thời điểm lý tưởng nhất để du khách xách vali lên và đến Lăng Cô. Lúc này, thời tiết tại Huế khô ráo, không quá nắng gắt, cực thích hợp để bạn ngắm cảnh hay tắm biển.

Đến với vịnh Lăng Cô, du khách không nên bỏ lỡ ngắm Mặt Trời mọc trên biển Chân Mây, Khám phá Đầm Lập An, tham quan Lăng vua Khải Định, check-in Vịnh Lăng Cô từ đèo Hải Vân, thăm Vườn quốc gia Bạch Mã và chiêm ngưỡng cảnh sắc thơ mộng của Phá Tam Giang.

Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.