Độc đáo tục lệ đón Halloween của các quốc gia trên thế giới

Không chỉ phổ biến ở Châu Âu, lễ hội Halloween còn khá quen thuộc ở nhiều nước ở Châu Á, Châu Phi...
Độc đáo tục lệ đón Halloween của các quốc gia trên thế giới

Halloween có nguồn gốc từ lễ hội cổ Samhain của người Celtic ở châu Âu. Đến thế kỷ XVI, lễ hội này có tên gọi Halloween và tổ chức vào đêm 31/10 hàng năm. Do sự giao thoa về văn hóa cũng như sự phát triển của các phương tiện truyền thông, ngày nay, Halloween được giới trẻ nhiều nơi trên thế giới yêu thích.

Dù chỉ diễn ra trong vỏn vẹn 1 đêm nhưng Halloween là một trong những lễ hội lớn nhất vùng Bắc Mỹ. Người dân ở đây chi rất nhiều tiền cho trang phục, kẹo, đồ trang trí với mục đích chỉ để … dọa nhau.

Tuy nhiên, có rất nhiều quốc gia xem ngày này như một dịp để nhớ những người đã khuất. Trước khi ý tưởng ngày Halloween của nước Mỹ có sức ảnh hưởng như ngày hôm nay, mỗi quốc gia có cách riêng để tổ chức ngày Halloween.

Trung Quốc

Độc đáo tục lệ đón Halloween của các quốc gia trên thế giới - anh 1

Vào dịp Halloween, người Trung Quốc tổ chức lễ Teng Chieh hàng năm. Trong khoảng thời gian này, đồ ăn và nước uống được dâng lên trước di ảnh người thân của họ. Họ còn tháp những chiếc đèn lồng với hy vọng dẫn đường cho linh hồn những người đã khuất về hội ngộ với gia đình.

Cũng trong dịp này các pháp sư tại chùa gấp những chiếc thuyền giấy gọi là “thuyền của pháp luật” với 2 mục đích: tưởng nhớ người đã khuất và giải thoát linh hồn của họ khỏi “ngạ quỷ” để họ có thể lên trời.

Quan niệm những linh hồn lang thang rất nguy hiểm nên trong những ngày lễ Teng Chieh, người dân ở đây phải cúng tế thức ăn để khiến họ trở về thế giới bên kia.

Nhật Bản

Nhật Bản không tổ chức Halloween theo kiểu Mỹ. Mặc dù hầu hết ngươi dân ở đây đều biết chút ít về lễ Halloween tại Mỹ, biết về lễ hội hóa trang, quả bí ma và trò "trick or treat"… Thay vào đó, người Nhật tổ chức lễ hội Obon (còn được gọi là "Matsuri" hoặc "Uarbon" – phát âm như "oh bone"). Lễ hội này tương tự như Halloween ở chỗ nó dành cho các linh hồn của người đã khuất. Thức ăn được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, đèn lồng đỏ được treo khắp nơi. Người ta còn thắp nến trong các lồng đèn nhỏ và thả trôi trên các dòng sông. Lễ hội Obon thường được tổ chức vào tháng bảy hoặc tháng tám.

Philipines

Độc đáo tục lệ đón Halloween của các quốc gia trên thế giới - anh 2

Bất chấp ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Mỹ, quốc gia này vẫn duy trì lễ hội Pangangaluluwa truyền thống. Những người dân Philipines đi từ nhà này sang nhà khác, hát những bài hát truyền thống để xin tiền và đồ ăn. Trong dịp này, những cặp đôi yêu nhau còn trao cho nhau những tín vật.

Đức

Tại Đức người ta mừng hội Halloween với sự thích thú và vui vẻ tột bậc. Halloween ở Đức ngoài những chiếc đèn bằng bí ngô nhà nào cũng có thì lễ hội hoá trang cũng là hoạt động thu hút sự tham gia của nhiều người nhất. Mọi người với những trang phục của những nhân vật truyền thống, của những mụ phù thuỷ nhảy múa, ca hát xung quanh những đống lửa lớn một cách vui vẻ suốt ngày đêm.

Áo

Độc đáo tục lệ đón Halloween của các quốc gia trên thế giới - anh 3

Trong ngày Halloween, thay vì ăn kẹo và hóa trang kinh dị, người dân Áo đặt một cốc nước, bánh mì và thắp một ngọn nến trên bàn trước khi đi ngủ. Người ta tin rằng làm như vậy là một cách để chào đón những linh hồn trở về.

Lễ Halloween của người Áo diễn ra trong vòng 9 ngày từ 30/10 đến 8/11. Vào những ngày này người Công giáo sẽ đến thăm mộ người thân, trang trí mộ bằng những vòng hoa, nến hay bình nước. Ngoài ra, thường thì vào 2/11, họ cũng sẽ thường đi đến các nhà thờ để cầu nguyện cho những người thân đã mất.

Anh

Thay vì khắc bí ngô, người Anh sử dụng củ cải đường và gọi chúng là punkies. Với punkies trong tay, trẻ em đi từ nhà này sang nhà khác để xin tiền. Ở một số vùng, người Anh còn đặt đèn lồng củ cải đường trước nhà để dẫn đường cho những người đi lang thang trong đêm Halloween.

Vào dịp lễ hội người ta luôn bắt gặp những đống lửa rực cháy trên các đường phố nước Anh. Song khác với các Halloween ở những nơi khác trên thế giới những đống lửa này không phải để xua đuổi tà ma và các linh hồn lang thang mà để nhắc đến câu chuyện của Guy Fawkes, người có ý định làm nổ tung Toà nhà Hội động ở Lônđôn vào 1605 theo lịch của nhà thờ. Ông ta bị giáng một cái chết thê thảm. Người ta tin rằng Giáo hoàng thời đó đã dùng những cuộc cách mạng để cải tổ đạo Cơ đốc giáo ở Nước Anh. Rất nhiều hình nộm của Guy Fawkes bị đốt cháy. "Jack O'Lantern" ở Anh được làm bằng củ cải đường. Ở thành thị, người ta sẽ diễu hành ở các đường phố, hát bài hát "Punkie night song" và không quên mang những củ cải đường đã được chạm khắc theo. Ở vùng nông thôn, "Jack O'Lantern" được treo ở ngoài cổng để bảo vệ ngôi nhà khỏi những linh hồn lang thang đêm Halloween. Người Anh còn có một tập tục nữa là ném đá, rau cải và quả hạch vào lửa để xua tan sự sợ hãi những linh hồn lẩn khuất. Trò "trick or treat" cũng rất được yêu thích tại Anh.

Ireland

Độc đáo tục lệ đón Halloween của các quốc gia trên thế giới - anh 4

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng Ireland là nơi xuất phát của lễ hội Halloween vì Halloween ở đây không khác so với nước Mỹ là mấy. Giống như người Mỹ, người dân Ireland cũng hóa trang và đi dự tiệc.

Trò chơi truyền thống trong ngày Halloween ở đây là buộc một quả táo sau đó treo lên một cành cây hoặc khung cửa. Những người tham gia trò chơi sẽ phải nhảy càng cao càng tốt để cắn được quả táo Người chiến thắng sẽ dành được phần thưởng là tiền hoặc kẹo.

Món ăn truyền thống trong lễ Halloween của người Ireland là món "barnbrack", một loại bánh nướng trái cây. Người ta sẽ bọc một cọng rơm hoặc một cái vòng nhỏ lại bằng vải và đặt vào chiếc bánh. Nếu người nào ăn trúng miếng bánh có chiếc vòng thì tin "hỷ" sẽ chóng tới, còn nếu tìm thấy được cọng rơm thì đó là một năm làm ăn thịnh vượng. Trẻ em vẫn chơi trò "trick or treat" quen thuộc của chúng trong đêm Halloween.

Mexico

Lễ Halloween ở Mexico được gọi là “El Dia de los Muertos” tổ chức từ tối ngày 31/10 đến 2/11. Không giống như quốc gia láng giềng, người dân Mexico dành thời gian chăm sóc ngôi mộ của người thân đã khuất.

Họ tin rằng những người chết trở về dương thế vào mỗi đêm trong dịp này nên họ trang trí và sửa soạn bàn thờ với kẹo, hoa, nước và những món ăn yêu thích của người thân khi còn sống.

Pháp

Độc đáo tục lệ đón Halloween của các quốc gia trên thế giới - anh 5

Người Pháp không hề có khái niệm gì về ngày Halloween cho tới giữa những năm 1990. Họ cũng hóa trang và đi từ cửa hàng này sang cửa hàng khác để nhận kẹo. Halloween là lễ hội của người Mỹ và rất nhiều người Pháp (Đặc biệt là những người lớn tuổi) không biết chính xác chuyện gì đang xảy ra vào những ngày này.

Mỹ

Halloween đến Hoa Kỳ do những di dân đầu tiên, đa số đến từ Anh Quốc và một số từ các vùng thuộc dân tộc Celt, họ đã đem qua Mỹ khá nhiều phong tục khác nhau. Nhưng vì lý do tín ngưỡng bị giới hạn, nghĩa là lúc đầu các tôn giáo lớn đưa ra giới luật tương đối chặt chẽ, nên việc cử hành lễ Halloween chưa được phổ cập trong dân chúng. Mãi đến những năm 1800, Halloween mới trở nên tục lệ được nhiều người hưởng ứng. Ngày nay nó đã trở thành ngày lễ lớn của người dân trên toàn nước Mỹ.

Đến tháng 10 khắp nơi trên nước Mỹ đều có những hình ảnh về ngày lễ Hóa Lộ Quỉ. Hình người bù nhìn rơm, vải nằm bên cạnh mấy chùm bắp khô, bà phù thủy mũi nhọn hoắt mặc áo đen ôm cán chổi, quả bí ngô được tỉa theo hình mặt người cười toét miệng, hình những con ma, con dơi, được dán lên cửa kính hay cửa sổ trước nhà…

Trong siêu thị, các cửa hàng bách hóa bán đồ gia dụng và các tiệm thuốc tây không ai không thấy hàng núi kẹo đủ loại, đủ kiểu, đủ màu được bày bán cùng với các loại y phục để mặc hóa trang trong ngày này: mặt nạ quỉ nhe nanh, ma cà rồng miệng bê bết máu, cho đến những mặt nạ, hay những bộ y phục tương đối hiền lành hơn rập theo các nhân vật trong những phim hoạt hình ăn khách.

Ba Lan

Đối với người dân Ba Lan thì đây được coi là một ngày quốc lễ, chính vì thế vào ngày này học sinh được nghỉ học và hầu như không có cơ quan hành chính nào làm việc cả. Vào ngày 2/11 hay còn gọi là ngày của các Linh hồn, người dân Ba Lan sẽ tham gia lễ cầu siêu, cầu cho những người thân vừa mất của họ siêu thoát. Thêm vào đó vào ngày này, hầu như mọi gia đình đều để cửa mở vào ban đêm để "chào đón" nhưng linh hồn lang thang.

Tây Ban Nha

Độc đáo tục lệ đón Halloween của các quốc gia trên thế giới - anh 6

Trong những ngày lễ Halloween, người dân Tây Ban Nha sẽ đến thăm nghĩa trang, làm sạch các ngôi mộ và dùng bữa ngoài trời ở đây.

Người dân ở Tây Ban Nha ăn mừng Halloween khá đơn giản. Họ tin rằng các linh hồn sẽ trở về vào dịp này, do đó họ đang chuẩn bị những thứ dành cho các linh hồn người thân đã mất.

Họ chuẩn bị những món mà người thân ưa thích, bánh kẹo, hoa, nước uống và cả một chiếc khăn để các linh hồn dùng trong "bữa tiệc". Họ cũng đến thăm nghĩa trang, làm sạch các ngôi mộ và dùng bữa ngoài trời ở đấy.

Nước Ý

Cũng giống như người Ba Lan thì ở Ý, Halloween cũng được coi là một ngày quốc lễ. Vào ngày này người Ý thường hay làm một bữa ăn cực kỳ thịnh soạn dành cho "những linh hồn đã khuất". Sau khi chuẩn bị xong xuôi, cả gia đình sẽ để cửa mở đi đến nhà thờ và ở đó cả ngày nhằm để cho các linh hồn có thể tự do thưởng thức "bữa ăn" của mình. Buổi tối khi về nhà, nếu họ thấy bàn tiệc không vơi đi nghĩa là những linh hồn này đã từ chối gia đình họ và trong năm tới sẽ reo rắc những điều không may. Một món ăn khá đặc biệt không thể thiếu trong bàn tiệc của người Ý nhân dịp Halloween đó là bánh Đậu người chết.

Guatamela

Độc đáo tục lệ đón Halloween của các quốc gia trên thế giới - anh 7

Guatamela là một trong những nước có lễ Halloween khá dài, bắt đầu từ 31/10 kết thúc vào ngày 7/11. Nếu ở các nước khác thì đây là ngày trẻ em hóa trang đi dọa người khác thì ở đất nước này mọi thứ ngược lại. Hầu hết những người trưởng thành sẽ hóa trang thành ma quỷ để đi dọa… trẻ con. Ngoài ra, vào ngày cuối cùng của lễ, họ sẽ để một đống lửa trước nhà và vứt đủ thứ rác rưởi vào đó. Đây được gọi là nghi lễ Đốt quỷ dữ.

Châu Phi

Người châu Phi cũng ăn mừng lễ Halloween tương tự các nước hiện đại, dù Halloween không phổ biến với mọi tầng lớp dân cư ở châu lục này. Với một số người, họ cũng tham gia trò "gõ cửa ăn xin" của trẻ em và mặc trang phục hóa trang; số khác thì mừng Halloween theo cách của mình.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?