Đổi mới chữ quốc ngữ: Khắc phục tồn tại hơn là cải tiến

(Ngày Nay) - Ý tưởng cải cách chữ viết tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền, nguyên Phó Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy học phổ thông vừa đưa ra công chúng đã gây tranh luận không chỉ trong giới chuyên môn mà cả người dân.
Một ví dụ về chữ viết cải tiến của PGS.TS Bùi Hiền
Một ví dụ về chữ viết cải tiến của PGS.TS Bùi Hiền

“Ngôn ngữ” thành “qôn qữ”

PGS-TS Bùi Hiền chia sẻ: “Từ năm 1924, khi toàn quyền Đông Dương ký nghị định cho phép dạy chữ quốc ngữ bắt buộc ở cấp tiểu học, trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư…”.Những bất hợp lý mà PGS Bùi Hiền chỉ ra khá cụ thể và tỉ mỉ bởi ông dốc sức nghiên cứu một cách khá kỹ lương và bài bản: “Chúng ta sử dụng 2, 3 chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu. Ví dụ C – Q – K (cuốc, quốc, ca, kali), Tr – Ch (tra, cha), S – X (sa, xa)… Bên cạnh đó, lại dùng 2 chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị một số phụ âm đứng cuối vần như Ch, Ng, Nh (mách, ông, tanh…).

“Đó là những hiện tượng không thống nhất, không theo một nguyên tắc chung nào dẫn đến khó khăn cho người đọc, người viết, thậm chí gây hiểu nhầm hoặc không hiểu được chính xác nội dung thông tin. Người học như trẻ em hay người nước ngoài rất hay mắc lỗi do sự phức tạp này mang lại” - PGS Bùi Hiền nói.

Sự phức tạp được nhiều người hình tượng hóa là “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”.Vì thế, PGS Hiền kiến nghị cải tiến ngôn ngữ tiếng Việt một cách tối ưu hơn, giản tiện hơn.Chữ quốc ngữ cải tiến của ông dựa trên tiếng nói văn hóa của Thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn 6 thanh điệu chuẩn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt. Sẽ bỏ chữ “Đ” ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z. Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Âm “nh” chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản đề xuất cải tiến, PGS Hiền tạm thời dùng kí tự ghép “n’” để biểu đạt.

Theo đó,  một đoạn văn tiếng Việt quen thuộc như: “Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác” sẽ đổi thành: "Tiếq Việt là qôn qữ cín’ wứk zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Kăn kứ vào mụk tiêu záo zụk và yêu kầu kụ wể về nội zuq záo zụk, Wủ tướq cín’ fủ kuy dịn’ việk zạy và họk bằq tiếq nướk qoài coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák".

PGS-TS Bùi Hiền tin rằng, việc thay đổi sẽ phải mất rất nhiều thời gian, từ thay đổi nhận thức, thay đổi cách học, cách dạy, sách giáo khoa cũng phải thay đổi, các văn bản, sách, báo, rồi lập trình chữ viết trên máy tính… Phải thay đổi từng bước một.“Nhưng chỉ cần mất 1-2 năm là quen dần” - ông Hiền nói.

Khắc phục những tồn tại hơn là cải tiến

Trao đổi với báo chí, GS-TS Bùi Khánh Thế (chuyên ngành ngôn ngữ học, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo ĐH Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM) nêu quan điểm thẳng thắn, càng đổi mới càng bị rối, đó là chưa kể sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và kinh phí để thay đổi.Vì thế, đối với chữ quốc ngữ, nên tìm cách chú ý khắc phục những cái khó, hơn là cải tiến. 

Đồng quan điểm này, TS Nguyễn Hải Vân, Chủ nhiệm Khoa Tiếng Việt, ĐH Khoa học xã hội & nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng cho rằng: Theo tôi thì nên chuẩn hóa rõ việc i hay y, rồi d-r, g hay gh… Cần chuẩn hóa và thống nhất cái đó để trẻ học hoặc người nước ngoài học thuận tiện hơn. Việc chuẩn hoá cũng nên được đặt ra một cách chính thức ở cấp nhà nước chứ không chỉ ở phạm vi hội thảo, các đề tài khoa học Còn việc thay đổi như ông Hiền đưa ra chưa cần thiết.

Theo một giáo viên tiểu học ở quận Đống Đa, Hà Nội, đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền là một cuộc cách mạng thực sự, thay đổi hoàn toàn chữ viết và thói quen hiện nay. Việc xóa sạch một thói quen cũ và thay một thói quen mới cho cả một thế hệ trước và mới bắt đầu tập đọc tập viết vô cùng khó, nếu không muốn nói là không thể.“Ngành Giáo dục đã có nhiều lần các chuyên gia bàn luận về cải tiến chữ quốc ngữ nhưng mà cuối cùng vẫn chưa thể cải cách được” – vị này nói.

Tất nhiên, đối với ngành giáo dục còn chưa hoàn thiện và còn nhiều vấn đề cơ bản chưa được giải quyết ổn thỏa thì những đề xuất có tính xây dựng, giảm phức tạp cho người học là điều đáng trân trọng.Chuyện dư luận phản đối kịch liệt trước một cái mới là điều không tránh khỏi.Nhưng theo đa phần dư luận hiện nay, trong khi nhiều vấn đề của ngành giáo dục còn gây bức xúc cho dư luận vẫn chưa được giải quyếtthì việc cải tiến ngôn ngữ tiếng Việt trong bối cảnh hiện nay xem ra càng khiến cho chương trình học vốn đã “nặng” của học sinh càng thêm phức tạp.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.