Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chiều 15/7, tại thành phố Đà Nẵng, Ban Tổ chức Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương và Thành ủy Đà Nẵng phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị - những vấn đề lý luận và thực tiễn” tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Các Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng cùng các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương; Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đồng chủ trì Hội thảo.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị ảnh 1
Quang cảnh hội thảo.

Khai mạc Hội thảo, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ, 92 năm qua, Đảng ta đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để đổi mới, bổ sung và hoàn thiện phương thức lãnh đạo; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu, phù hợp với những bước chuyển chiến lược trong tiến trình cách mạng Việt Nam và sự phát triển của đất nước. Trong thời kỳ đổi mới, việc lãnh đạo, định hình, phát triển và hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam được thực hiện với ba trụ cột: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới là nội dung rất quan trọng trong 10 nhiệm vụ xây dựng Đảng mà Văn kiện Đại hội XIII đã đề ra, nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, bảo đảm đổi mới chính trị đồng bộ, phù hợp với đổi mới kinh tế, phù hợp với tiến trình xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo và trong điều kiện bản thân Đảng và hệ thống chính trị đang tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động, khắc phục tình trạng suy thoái, tham nhũng, tiêu cực, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị ảnh 2
Quang cảnh hội thảo.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho rằng, Hội thảo là cơ hội để Đảng bộ thành phố được lắng nghe ý kiến của các đồng chí lãnh đạo Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học và lãnh đạo các địa phương về việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, những kết quả, kinh nghiệm trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Kết quả của Hội thảo sẽ cung cấp những luận cứ mang tính lý luận và thực tiễn, góp phần tham mưu, đề xuất với Trung ương tiếp tục hoàn thiện và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị trong tình hình mới.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết, hiện nay, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố và cộng đồng doanh nghiệp đang nỗ lực, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức để khôi phục, phát triển kinh tế sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Thành phố đã ban hành và triển khai có hiệu quả nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các chính sách đối với người có công cách mạng…

Đặc biệt, hiện nay, thành phố đang tập trung phối hợp với các cơ quan Trung ương tích cực triển khai Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045; Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết Đại hội lần thứ 22 Đảng bộ thành phố, lập Quy hoạch thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời, tập trung khắc phục, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tồn tại đã được chỉ ra qua các kết luận kiểm tra, thanh tra, bản án… Đây chính là những định hướng, cơ sở, nền tảng quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển thành phố nhanh, bền vững hơn trong thời gian tới.

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương nhấn mạnh, xuất phát từ tính chất, tầm quan trọng việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với toàn bộ sự nghiệp đổi mới, Hội thảo lần này có nhiệm vụ nhận diện vấn đề, phân tích, đánh giá thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và tổng kết bài học kinh nghiệm qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị. Hội thảo hướng tới làm rõ những yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trước tình hình, nhiệm vụ mới; cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tiếp tục hoàn thiện, đổi mới phương thức lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, học giả tham dự đã đóng góp 11 ý kiến tâm huyết xoay quanh nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị ảnh 3

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu kết luận hội thảo.

Phát biểu chỉ đạo và tổng kết Hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai nhấn mạnh, Hội thảo lần này đã tiếp nhận được rất nhiều ý kiến hay, phong phú. "Chúng ta được thừa hưởng thành quả của một năm đổi mới khi có sự tham gia của các phương thức lãnh đạo của Đảng; các phương thức đổi mới đã đem lại kết quả trong nhiều lĩnh vực. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng cũng kịp thời ban hành nhiều chủ trương, đường lối, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện, phát huy dân chủ, đổi mới phong cách lề lối làm việc; tăng cường công tác tuyên truyền không chỉ trong cán bộ đảng viên mà còn trong nhân dân, để đưa đường lối chủ trương của Đảng vào cuộc sống", Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đánh giá.

Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho rằng, phương thức lãnh đạo của Đảng là một nội dung đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt, công tác cán bộ, tổ chức bộ máy chính trị, công tác kiểm tra giám sát trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả. Do đó, cần tiếp tục làm cho phương thức lãnh đạo của Đảng có nhiều đổi mới, mang lại kết quả như mong muốn; qua đó nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng thông qua cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.

Đánh giá cao 11 ý kiến của các đại biểu đưa ra, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cho rằng, nhiều ý kiến hay, đề xuất cụ thể về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị. Ý kiến của các đại biểu sẽ được tập hợp thành một đề án, trình ra Trung ương để tiếp tục xem xét cho ý kiến về việc xây dựng và hoàn thiện đề án.

Phát biểu của Tổng Bí thư tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Phát biểu của Tổng Bí thư tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
(Ngày Nay) - Sáng nay, ngày 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ rân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.