Dòng tiền "bí ẩn" cho VHD vay mua công ty con để giúp R&H trả nợ trái phiếu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một ngân hàng thương mại được tin là cho VHD vay tiền để mua 2 công ty con  của R&H, từ đó giúp tập đoàn này có dòng tiền thanh toán trái phiếu. Không chỉ có vậy, trước đó, ngân hàng này cũng có mặt trong các đợt phát hành trái phiếu của R&D.
Trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023, Tập đoàn R&H liên tục làm ăn thua lỗ; việc gánh lỗ luỹ kế này dẫn đến tình trạng Vốn chủ sở hữu suy giảm trong bối cảnh nợ tăng. (Ảnh minh hoạ)
Trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023, Tập đoàn R&H liên tục làm ăn thua lỗ; việc gánh lỗ luỹ kế này dẫn đến tình trạng Vốn chủ sở hữu suy giảm trong bối cảnh nợ tăng. (Ảnh minh hoạ)

Thua lỗ triền miên, R&H vẫn thanh toán được trái phiếu

Theo thông tin mới nhất, trong nửa đầu năm 2023, Tập đoàn R&H lỗ 296,5 tỷ đồng. Trước đó, trong năm 2022, R&H lỗ 381 tỷ đồng. Vì vậy, tính đến ngày 30/6/2023, công ty này gánh lỗ lũy kế 690 tỷ đồng. Kết quả là Vốn chủ sở hữu suy giảm trong bối cảnh nợ tăng.

Cụ thể, hồi cuối quý 2/2023, Vốn chủ sở hữu Tập đoàn R&H giảm 35% về mức gần 1.148 tỷ đồng. Trong khi đó, Tổng nợ phải trả kỳ này tăng nhẹ lên 8.947 tỷ đồng. Trong đó, vay nợ ngân hàng tăng vọt 18 lần lên mức 373 tỷ đồng.

Về khả năng thanh toán, hệ số thanh toán ngắn hạn (tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn) giảm từ 0,634 lần xuống còn 0,591 lần.

Đáng chú ý, trong kỳ dư nợ trái phiếu của Tập đoàn R&H ghi nhận ở mức 5.000 tỷ đồng, giảm 2.500 tỷ đồng so với đầu năm. Theo Báo cáo của R&H, trong 6 tháng đầu năm 2023 Tập đoàn này đã thanh toán 453,775 tỷ đồng tiền lãi và 2.500 tỷ đồng tiên gốc trái phiếu đến hạn.

Có thể thấy, Tập đoàn R&H vẫn thanh toán được gần 3.000 tỷ đồng trái phiếu (cả gốc và lãi) dù liên tục thua lỗ đến mức gánh lỗ lũy kế 690 tỷ đồng. Vậy nguồn tiền này đến từ đâu?

Bán “đắt” tài sản từ “tay phải” sang “tay trái” để tạo dòng tiền

Với bức tranh tài chính u ám như vậy, rất khó để cho R&H có dòng tiền 3.000 tỷ đồng để thanh toán trái phiếu. Dù vậy, trong nửa đầu năm 2023, dòng tiền “cứu tinh” của R&H xuất hiện và đến từ hoạt động bán tài sản.

Trong quý II/2023, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Vinahud (VHD) đã nhận chuyển nhượng và sở hữu toàn bộ vốn 2 đơn vị có liên quan đến hệ sinh thái R&D. Đó là Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Friends và Công ty TNHH Mê Linh Thịnh Vượng.

Theo phương án đã được ĐHĐCĐ thường niên ngày 12/4/2023 thông qua, VHD mua 83% phần vốn trong Công ty Friends với giá phí 987,5 tỷ đồng, mua 100% Mê Linh Thịnh Vượng với giá 950 tỷ đồng, tổng giá phí 1.937,5 tỷ đồng. Ngoài ra, VHD còn cho Tập đoàn R&H vay thêm 663 tỷ đồng.

Công ty Friends thành lập ngày 14/1/2020 với người đại diện pháp luật là bà Phạm Thị Hạnh. Công ty có vốn điều lệ 410 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông bao gồm: bà Phạm Thị Hạnh (sở hữu 70% vốn), ông Phạm Đăng Khoa (sở hữu 20% vốn) và ông Trương Quang Minh (sở hữu 10% vốn).

Tuy nhiên, tới ngày 21/3/2023, cơ cấu cổ đông Công ty Friends thay đổi, bao gồm: Tập đoàn R&H (sở hữu 83% vốn) và VHD (sở hữu 17% vốn). Có thể thấy không lâu sau khi mua lại vốn Công ty Friends, R&H đã chuyển nhượng cho VHD với giá “hời” vì Friends được mua lại với giá 987,5 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ chỉ là 410 tỷ đồng. Bên cạnh đó, sau khi thành lập, công ty gần như không có hoạt động đáng kể với doanh thu nhiều năm liền là 0 đồng.

Công ty TNHH Mê Linh Thịnh Vượng thậm chí còn “ảo” hơn. Công ty này thành lập ngày 3/3/2023 với vốn điều lệ gần 660 tỷ đồng. Ông Nguyễn Minh Tuấn là Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật công ty. Ngoài ra, ông Nguyễn Minh Tuấn cũng là người đại diện pháp luật của Tập đoàn R&H.

Có vốn điều lệ 660 tỷ đồng nhưng chỉ vài tháng sau đó, Mê Linh Thịnh Vượng được VHD mua lại với giá 950 tỷ đồng, tổng giá phí 1.937,5 tỷ đồng.

Có thể thấy cả Công ty Friends và Mê Linh Thịnh Vượng đều mới thành lập không lâu và chưa có hoạt động đáng kể nhưng VHD sẵn sàng chi ra mức giá cao hơn rất nhiều để thâu tóm.

Đáng chú ý, cả Tập đoàn R&H, VHD, Friends và Mê Linh Thịnh Vượng đều nằm trong cùng một hệ sinh thái. R&H, VHD và Mê Linh Thịnh Vượng có cùng lãnh đạo cấp cao là ông Trương Quang Minh, ông Ngô Minh Tuấn. Trong khi đó, Friends là công ty con của R&H.

Ngân hàng cho VHD vay để góp phần “tạo dòng tiền” cho R&H

Cần phải nhấn mạnh rằng VHD không dùng “tiền tươi thóc thật” thâu tóm Friends và Mê Linh Thịnh Vượng, để từ đó giúp R&H có dòng tiền thanh toán trái phiếu. Nguồn tiền mà VHD thực hiện hoạt động M&A đến từ một ngân hàng thương mại cổ phần.

Cụ thể, tại ngày 30/6/2023, VHD ghi nhận dư nợ tại ngân hàng nói trên lên đến 1.710 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 0 đồng của hồi đầu năm.

Trong đó có khoản vay trị giá 160 tỷ đồng dùng để “Thanh toán tiền mua phần góp vốn tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Friends để sở hữu quyền phát triển dự án Khu du lịch tại phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam – dự án Grand Mecure Hội An. Chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Phúc Hải. Thời hạn cho vay 84 tháng”.

Ngoài ra, nhà băng này còn có văn bản sửa đổi hợp đồng cũ nâng giá trị khoản vay lên 960 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo là “Các quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng nhận chuyển nhượng vốn góp Công ty Friends,…”.

Đây không phải lần đầu tiên ngân hàng thương mại cổ phần này góp mặt trong “dòng” vốn của R&H. Trước đó, ngân hàng nói trên cũng xuất hiện trong nhiều lần R&H phát hành trái phiếu.

Năm 2021, Tập đoàn R&H đã huy động thành công 7 lô trái phiếu với tổng giá trị hơn 7.500 tỷ đồng.

Ngày 17/11/2021, R&H phát hành thành công lô trái phiếu 500 tỷ đồng. Trong đó, công ty cổ phần chứng khoán thuộc hệ sinh thái của ngân hàng nói trên chíh là đơn vị Tổ chức tư vấn và Đại lý phát hành.

Trong nhiều đợt phát hành trước đó, công ty chứng khoán này cũng là Tổ chức tư vấn và Đại lý phát hành. Tập đoàn R&H cho biết tổ chức nhận tài sản đảm bảo và tổ chức quản lý tài khoản (nếu có) được quy định cụ thể tại các điều kiện trái phiếu. Nhiều thông tin cho thấy, ng là bên nhận tài sản đảm bảo.

Sau đó, do thua lỗ khủng, R&H phải khất nợ, giãn nợ trái phiếu. Đây là kết quả được báo trước vì trước khi công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại cùng nỗ lực hỗ trợ R&H phát hành trái phiếu, tập đoàn này đã bộc lộ nhiều “vấn đề” tài chính.

Tập đoàn R&H thành lập ngày 7/8/2019 với vốn điều lệ 999 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông bao gồm: ông Trương Quang Minh (sở hữu 70% vốn), bà Phạm Thị Hạnh (sở hữu 25% vốn) và bà Phạm Thị Hồng (sở hữu 5% vốn).

Thế nhưng, năm 2019, công ty được xác định là lỗ 955 triệu đồng, nghĩa là vốn R&H không hao hụt quá nhiều. Thế nhưng, tại ngày 31/12/2019, Vốn chủ sở hữu tập đoàn này chỉ là 272 tỷ đồng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.