Dự án siêu đập của Trung Quốc tại Tây Tạng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng một con đập lớn ở khu vực Tây Tạng, với khả năng sản xuất gấp ba lần lượng điện do đập Tam Hiệp cung cấp. Dự án này đang khiến nhiều tổ chức môi trường cũng như nước láng giềng Ấn Độ lo ngại.
Dự án siêu đập của Trung Quốc tại Tây Tạng

Con đập này sẽ bắc ngang qua Brahmaputra - con sông bắt nguồn từ Himalaya và chảy vào Ấn Độ, chạy dọc theo hẻm núi dài nhất và sâu nhất thế giới ở độ cao hơn 1.500 m.

Dự án ở huyện Medog của Tây Tạng có quy mô vượt xa đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử ở vùng đồng bằng, và dự kiến có thể sản xuất 300 tỷ kilowatt điện mỗi năm.

Trước đó, chính phủ Trung Quốc đã nhắc đến dự án xây đập này trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, được công bố hồi tháng 3 vừa qua.

Tháng 10 năm ngoái, chính quyền địa phương Tây Tạng đã ký một "thỏa thuận hợp tác chiến lược" với PowerChina, một công ty xây dựng công cộng chuyên về các dự án thủy điện.

Chính phủ Trung Quốc cho biết dự án lớn này là một giải pháp thay thế nhiên liệu hóa thạch và thân thiện với môi trường, nhưng nó có nguy cơ gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ các nhà bảo vệ môi trường giống như khi đập Tam Hiệp được xây dựng trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2012.

Đập Tam Hiệp đã tạo ra một hồ chứa nước và khiến 1,4 triệu cư dân phải di dời lên thượng nguồn.

Ông Brian Eyler, giám đốc chương trình năng lượng, nước và tính bền vững tại Trung tâm Stimson (Mỹ) cho biết: “Xây dựng một con đập có kích thước khổng lồ tại Tây Tạng là một ý tưởng thực sự tồi vì nhiều lý do".

Ngoài việc được biết đến với các hoạt động địa chấn, khu vực này còn chứa đựng một sự đa dạng sinh học độc đáo. Ông Eyler cho biết con đập sẽ ngăn chặn sự di cư của các loài cá cũng như dòng chảy phù sa cho khu vực hạ lưu.

Ấn Độ cũng hết sức lo lắng trước dự án đầy tham vọng này của Trung Quốc, quốc gia đang nắm quyền kiểm soát nguồn gốc của phần lớn nguồn nước tại Nam Á.

Viết trên tờ Times of India hồi tháng trước, chuyên gia phân tích chính trị Brahma Chellaney khẳng định vai trò thiết yếu của nguồn nước và dự đoán giữa hai cường quốc hạt nhân có thể xảy ra cuộc xung đột về nguồn nước.

Ông Chellaney cũng cảnh báo rủi ro của hoạt động địa chấn cũng sẽ khiến nó trở thành một "quả bom nước" đối với cư dân ở hạ lưu.

Để phản ứng với ý tưởng xây dựng đập, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra triển vọng xây dựng một con đập khác trên sông Brahmaputra để bồi đắp nguồn dự trữ nước của chính mình.

“Vẫn còn nhiều thời gian để Ấn Độ đàm phán với Trung Quốc về tương lai của con đập và những tác động của nó", ông Brian Eyler chỉ ra. "Một kết quả tồi tệ sẽ chứng kiến ​​việc Ấn Độ xây dựng một con đập ở hạ lưu".

Theo AFP
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.
Hơn 13.000 trẻ em Gaza thiệt mạng do chiến tranh
Hơn 13.000 trẻ em Gaza thiệt mạng do chiến tranh
(Ngày Nay) - Tổ chức UNICEF cho biết hơn 13.000 trẻ em đã thiệt mạng sau khi xung đột nổ ra tại Dải Gaza và cảnh báo vấn nạn suy dinh dưỡng khiến những trẻ còn sống "thậm chí không còn sức để khóc”.
Núi lửa ở Iceland lại "thức giấc"
Núi lửa ở Iceland lại "thức giấc"
(Ngày Nay) - Rạng sáng 17/3 (giờ Việt Nam), một vụ phun trào núi lửa đã xảy ra trên bán đảo Reykjanes ở Tây Nam Iceland. Đây là lần thứ 4 núi lửa "thức giấc" trên bán đảo này kể từ tháng 12 năm ngoái.