Biến rác trên đỉnh Everest thành tác phẩm nghệ thuật

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Rác thải được thu thập từ đỉnh Everest sẽ được chính phủ Nepal chuyển thể thành các tác phẩm nghệ thuật và trưng bày trong một phòng trưng bày nhằm nhấn mạnh vấn nạn xả rác tại "nóc nhà của thế giới".
Biến rác trên đỉnh Everest thành tác phẩm nghệ thuật

Các chai oxy đã qua sử dụng, lều rách, dây thừng, thang hỏng, lon và giấy gói nhựa bị người leo núi và người đi bộ vứt bỏ trên đỉnh núi cao 8.848,86 m và các khu vực xung quanh sẽ được gom lại để tái chế thành các tác phẩm nghệ thuật.

Tommy Gustafsson, giám đốc dự án và đồng sáng lập Sagarmatha Next Center - trung tâm thông tin du khách và cơ sở thu gom rác thải, cho biết các nghệ sĩ nước ngoài và địa phương sẽ tham gia tạo ra các tác phẩm nghệ thuật từ vật liệu phế thải và huấn luyện người dân địa phương biến rác thành "vàng".

“Chúng tôi muốn biến chất thải rắn thành những tác phẩm nghệ thuật quý giá và tạo ra việc làm và thu nhập", ông Gustafsson nói. “Chúng tôi hy vọng sẽ thay đổi nhận thức của mọi người về rác và quản lý rác".

Trung tâm triển lãm nằm ở độ cao 3.780 m tại Syangboche trên đường mòn chính dẫn đến trại căn cứ Everest, cách Lukla, cửa ngõ vào núi, khoảng 2 ngày đi bộ.

Các sản phẩm và tác phẩm nghệ thuật sẽ được trưng bày để nâng cao nhận thức về môi trường, hoặc bán làm quà lưu niệm với số tiền thu về được được tái đầu tư vào mục đích bảo tồn khu vực xung quanh.

Rác thải từ trên núi hoặc được thu gom từ các hộ gia đình và các quán nước dọc theo đường mòn được xử lý và tách biệt bởi một nhóm môi trường mang tên Ủy ban Kiểm soát Ô nhiễm Sagarmath.

Rác thải trên đường tới đỉnh Everest được đổ hoặc đốt trong các hố lộ thiên, gây ô nhiễm không khí và nước cũng như ô nhiễm đất.

Vào năm 2019, hơn 60.000 người đi bộ, leo núi và hướng dẫn viên đã đến thăm khu vực này.

Đỉnh Everest lần đầu tiên được leo lên bởi Sir Edmund Hillary và Sherpa Tenzing Norgay, người New Zealand, vào năm 1953.

Theo Reuters
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.