Cảnh báo 10 điều bạn dễ bị "lừa" khi du lịch Ấn Độ

Du lịch tới Ấn Độ là điều kiện tìm hiểu văn hóa và tôn giáo lý tưởng. Tuy nhiên, nếu không biết rõ thông tin, bạn có thể bị "lừa" bất cứ lúc nào.
Cảnh báo 10 điều bạn dễ bị "lừa" khi du lịch Ấn Độ

1. Lời giới thiệu của các lái xe taxi

Nếu lái xe taxi của bạn bảo rằng khách sạn bạn đã đặt phòng trước đã đóng cửa, bị cháy hay đổi tên thì bạn đừng tin vội. Họ đang nóng lòng muốn đưa bạn tới khách sạn khác để được nhận hoa hồng. Và thật tệ là bạn không thể hỏi họ chỗ ăn đồ địa phương tốt nhất trong thành phố, bởi họ sẽ dẫn bạn tới chỗ của người họ hàng chứ không phải là nơi ngon nhất.

Cảnh báo 10 điều bạn dễ bị "lừa" khi du lịch Ấn Độ - anh 1

2. SIM card giả

Hãy cảnh giác khi mua sim card tại Ấn Độ. Để có được sim card hợp lệ, bạn sẽ phải điền một bản thông tin, nộp bản sao hộ chiếu, và 2 ảnh thẻ. Nếu bạn không phải làm những thủ tục này, có nghĩa là bạn mua phải sim giả và mất luôn 500 rupee mà không thể thực hiện một cuộc gọi nào. Hãy đến thẳng văn phòng chính của Vodaphone, Idea hoặc bất kỳ nhà cung cấp nào bạn chọn.

3. Phí đường bộ

Nếu cảnh sát chặn xe taxi của bạn lại và yêu cầu nộp tiền duy trì đường xá thì họ đang lừa bạn đó. Lái xe taxi có thể thông đồng với cảnh sát và nói sẽ không thể đi nếu như bạn không nộp phí, nộp phạt hay nộp thuế. Đôi khi bạn không thể làm gì khác là đưa tiền cho họ. Nhưng bạn cần biết là số tiền đó sẽ không xung vào quỹ bảo trì đường xá mà vào cốc bia của họ.

Cảnh báo 10 điều bạn dễ bị "lừa" khi du lịch Ấn Độ - anh 2

4. Đổi tiền

Hãy cẩn thận khi đưa tiền cho lái xe taxi hoặc chủ cửa hàng. Khả năng là bạn đưa cho họ 1.000 rupee và họ nói là bạn mới đưa 100 rupee. Để tránh điều này xảy ra, khi đưa tiền, hãy nói rõ là bạn đưa bao nhiêu và yêu cầu họ xác nhận. Nếu bạn nhờ người đi đường giúp đỡ, có thể lái xe hoặc chủ hiệu đột nhiên nhận ra mình sai sót.

5. Đồ cashmere giả

“Pashmina? Cashmere? Giá chỉ 1,000 rupees!” Bạn sẽ không bao giờ có được đồ làm bằng cashmere thật với giả rẻ như thế. Bạn có thể mặc cả xuống còn 500 rupee nhưng đó sẽ chỉ là thứ vải pha lụa thôi. Tuy nhiên, một số đồ cashmere giả thực sự đẹp. Và nếu bạn không quan trọng về chất lượng, thì có lẽ đó cũng không phải là một lựa chọn tồi.

Cảnh báo 10 điều bạn dễ bị "lừa" khi du lịch Ấn Độ - anh 3

6. Cửa hàng bán vé tàu giả

Điều này xảy ra trên toàn thế giới và bạn chỉ có thể nhận biết được bằng cảm giác và kinh nghiệm của mình thôi. Nhưng hãy lưu ý, Delhi là một trong những nơi tồi tệ nhất thế giới.

7. Món quà vòng tay

Trẻ em hay những người già "đáng kính" sẽ tặng bạn các vòng hoa hoặc quấn vải đỏ xung quanh cổ tay bạn và nói "Đó là một món quà". Nhưng không phải là quà miễn phí bạn nhé. Hãy từ chối.

8. Hồ Pushkar

Chuyện này thật dễ thương và cũng đáng sợ. Thầy tu sẽ đồng ý làm lễ cầu phúc cho gia đình bạn với giá là 100 rupee. Ông ý sẽ hỏi gia đình bạn có bao nhiêu người và cầu nguyện cho từng người trong gia đình bạn. Nhưng sau đó ông sẽ nói "Có lẽ bạn nhầm rồi, 100 rupee là cho một người. Nếu bạn không trả 500 rupee cho 5 người tôi vừa cầu phúc thì tôi sẽ nguyền rủa toàn bộ gia đình bạn." Lời khuyên tốt nhất cho bạn là không nên làm lễ này bởi sự dối trá của họ sẽ không thể làm lời cầu nguyện linh ứng.

Cảnh báo 10 điều bạn dễ bị "lừa" khi du lịch Ấn Độ - anh 4

9. Khách sạn trả trước

Nếu bạn trả tiền phòng trước, hãy yêu cầu phiếu thu hoặc giấy chứng nhận. Nếu không, bạn có thể sẽ gặp trường hợp bị đòi tiền sau khi trả phòng. Họ sẽ thề sống thề chết là bạn chưa trả tiền. Nếu bạn chưa trả tiền, hãy yêu cầu họ viết giá thoả thuận vào một tờ giấy, để đảm bảo bạn không bị tính "nhầm" giá phòng.

10. Sự giúp đỡ của người lạ mặt

Những người lạ trên phố sẽ yêu cầu giúp đỡ bạn như chỉ đường, giúp bạn tìm thứ gì đó và rồi yêu cầu bạn trả tiền. Nếu bạn đến những nơi nào nhiều khách du lịch như Varanasi và ai đó tiến tới bạn, giới thiệu với bạn về thành phố thì bước sau đó là họ sẽ đòi tiền bạn. Điều đáng buồn là ngay khi bạn nói rằng bạn không cần thì họ bảo rằng "ồ không, không, tôi chỉ muốn làm bạn với bạn thôi.". Nhưng sau đó thì không phải như vậy.
Các nghệ sĩ cải lương hàng đầu Việt Nam tham gia biểu diễn mở đầu liên hoan.
Nghệ sĩ cải lương 2 miền Nam - Bắc hội ngộ
(Ngày Nay) - Nghệ sĩ cải lương 2 miền Nam Bắc đã hội ngộ trong Liên hoan Nghệ thuật Đờn ca tài tử mở rộng do Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức tối 9/5, tại quảng trường Nhà hát thành phố.
Phát hiện hành tinh có bầu khí quyển
Phát hiện hành tinh có bầu khí quyển
(Ngày Nay) - Các nhà thiên văn học đã tìm thấy một hành tinh có bầu khí quyển, điều kiện cần thiết để sự sống có thể tồn tại, tuy nhiên bề mặt của hành tinh này lại được bao phủ bởi đá magma nóng chảy.
Tên lửa đẩy Atlas V mang theo tàu vũ trụ Starliner rời bệ phóng tại trạm vũ trụ ở Florida, Mỹ ngày 19/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
NASA lùi thời điểm dự kiến phóng tàu vũ trụ Starliner có người lái
(Ngày Nay) -  Ngày 7/5, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo thời điểm phóng tàu con thoi Starliner do Boeing chế tạo thực hiện chuyến bay thử nghiệm có người lái đầu tiên được lùi đến sớm nhất là ngày 17/5, do sự cố kỹ thuật liên quan van điều áp trên tên lửa đẩy.
Ekip bác sĩ phẫu thuật cho bà H. với thời gian kéo dài gấp 4 lần so với cuộc phẫu thuật thông thường. Ảnh: BV
Uống hoa đu đủ đực có chữa được bệnh ung thư như ‘truyền miệng’?
(Ngày Nay) -  Dù chưa có một bằng chứng khoa học nào về việc hoa đu đủ đực có thể chữa khỏi ung thư, thế nhưng trong thời gian qua, trên các trang mạng xã hội liên tục chia sẻ thông tin hoa đu đủ đực ngâm mật ong có thể chữa được rất nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Theo đó, các bác sĩ cảnh báo, uống hoa đu đủ với hi vọng chữa ung thư khiến người bệnh dễ mất cơ hội điều trị ở giai đoạn sớm.
Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên- Huế, chia sẻ thông tin vế festival Huế 2024. Ảnh: L.S
Festival Huế: Lớn mạnh dần sau 24 năm tổ chức, ấn tượng và nhân văn
(Ngày Nay) -  Chiều 9/5, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo, công bố chương trình Festival Huế 2024 với tâm điểm là Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 7-12/6.
Bộ GD&ĐT khẳng định, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài đảm bảo điều kiện chất lượng sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường về thi, tuyển sinh và đào tạo. Ảnh: CC
Bộ GD&ĐT: Chứng chỉ nếu đáp ứng điều kiện bảo đảm chất lượng, thì vẫn được sử dụng bình thường
(Ngày Nay) -  Bộ GD&ĐT khẳng định, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định của Bộ GD&ĐT về thi, tuyển sinh và đào tạo, không ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp chứng chỉ.
Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ di sản tư liệu theo điều ước quốc tế
(Ngày Nay) - Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng: Việc xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) nhằm kiến tạo hành lang pháp lý để gìn giữ, phát huy các giá trị của di sản trở thành tài sản, coi đây là nguồn tài nguyên, nguồn lực để phát triển bền vững đất nước.