Đừng để có thêm trẻ em chết đuối

Trong những ngày qua, dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhắc đến vụ đuối nước nghiêm trọng làm 9 học sinh trường THCS Nghĩa Hà bị chết tại khu vực sông Trà Khúc (tỉnh Quảng Ngãi hôm 15/4)
Đừng để có thêm trẻ em chết đuối

Ngay sau sự việc xảy ra, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có công điện số 641/CD-TTg về việc khắc phục hậu quả cũng như gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các học sinh bị nạn.

Và để sớm khắc phục hậu quả và chủ động phòng, ngừa tai nạn đuối nước của học sinh trong mùa hè, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tăng cường công tác quản lý học sinh, thiếu nhi, tổ chức các hoạt động hè an toàn, không để xảy ra tai nạn; trong đó chú ý kỹ năng bơi lội.

Chỉ một ngày sau, tức ngày 16/4, cũng tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra một vụ chết đuối thứ 2 khiến 2 trẻ em tử vong. Cụ thể, lúc 17h, lực lượng cứu hộ đã vớt được thi thể 2 bé Võ Tùng Lâm (4 tuổi) và em gái Võ Thị Linh Nhi (2 tuổi).

Hai bé tử vong vì đuối nước do rơi xuống hầm nhà vệ sinh sâu 1,2m thuộc ngôi nhà đang xây dựng của một người dân gần sông Kênh, xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi. Quanh khu vực thi công không có rào chắn. Và địa điểm gia đình cháu bé thuê nhà để ở chỉ cách nơi xảy ra vụ việc thương tâm này chỉ khoảng 300m.

Đừng để có thêm trẻ em chết đuối ảnh 1

Hiện trường xảy ra vụ tai nạn thương tâm khiến 9 nam sinh chết đuối.

Nhiều trẻ em Việt bị đuối nước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chết đuối là nguyên nhân hàng đầu trong số 5 nguyên do gây tử vong cho trẻ em dưới 15 tuổi ở 48/85 quốc gia được khảo sát, với số trẻ em đang sống gần các nguồn nước lộ thiên, như sông, suối, ao hồ, cống rãnh, kênh tưới tiêu hay các hồ bơi…

Còn theo Liên minh Trẻ em An toàn, có trụ sở ở châu Á, cho biết, tỷ lệ chết đuối của trẻ ở các nước đang phát triển cao gấp 10 đến 20 lần hơn so với các quốc gia công nghiệp hóa.

Theo kết quả của cuộc thăm dò của Liên minh này, Bangladesh được ghi nhận là nơi có tỷ lệ và số trẻ em bị chết đuối cao nhất – gần 17.000 mỗi năm; tiếp theo là Việt Nam – với mức trên 11.500 trẻ bị đuối nước. Cũng là quốc gia châu Á và có nhiều sông ngòi, nhưng tại Thái Lan, chỉ có khoảng 2.600 em chết đuối mỗi năm.

Bốn giải pháp để hạn chế các vụ trẻ em tử vong do đuối nước

Trao đổi với Ngày Nay, ThS, BS Nguyễn Trọng An – PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em – Bộ Lao động, thương binh và xã hội cho biết ông rất buồn mỗi khi thấy báo chí đăng tải thông tin về những em bé bị chết đuối.

Nói về các giải pháp để giảm thiểu nguy cơ chết đuối đối với trẻ nhỏ ngay khi mùa hè đang đến, ông An cho biết có 4 giải pháp lớn.

Thứ nhất và quan trọng hàng đầu chính là sự quan tâm của các bậc cha mẹ đối với trẻ nhỏ. Nếu trẻ nhỏ dưới 3 tuổi hoặc đối với những em nhỏ còn lẫm chẫm thì các bậc cha mẹ luôn phải để ý. Nếu lớn hơn chút nữa thì những lúc bé đi học, đi chơi, đi du lịch… cha mẹ phải có mối liên hệ với nhà trường, với thầy cô giáo rất chặt chẽ. Vì nhiều em bé trong độ tuổi mầm non hoặc trong bậc tiểu học, khi đi du lịch thường được các vị phụ huynh “khoán trắng” cho các thầy cô giáo trong khi các thầy cô phải quản một lượng lớn học sinh khó có thể quan tâm được hết.

Ông An cho hay với nhiều năm làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, ông phát hiện ra thường vào tháng 4 hàng năm, số lượng trẻ chết đuối nhiều. “Tôi đã cảnh báo nhiều lần rằng các ông bố, bà mẹ vẫn tưởng là con mình đi học đến 11h-12h trưa mới về như thường lệ. Nhưng họ không biết rằng thường đến cuối học kỳ 2, sau các kỳ thi học kỳ, vì lý do nào đó các em được nghỉ học sớm. Khi các em bé được nghỉ sớm thì rất sung sướng. Vì bố mẹ không có nhà trong khi trời nóng nên các em thường dẫn nhau ra sông, ao hồ để chơi, nghịch. Và tỷ lệ trẻ bị đuối nước rất cao”, ông An lý giải.

Trong giải pháp thứ hai, ông An đề cập đến vấn đề xây dựng các môi trường an toàn cho trẻ nhỏ. Cụ thể, ngay trong gia đình, để đảm bảo một môi trường an toàn cho trẻ, thì các chum vại đựng nước trong nhà dùng xong phải đậy nắp. Đối với bồn tắm, chậu nước tắm dùng xong thì phải đổ nước và được úp. Chỉ cần một nửa xô nước cũng có thể khiến trẻ em tử vong rồi. Đó là ngôi nhà phải được an toàn hơn.

Xung quanh nhà, các hố, các ao hồ, rãnh đều phải được rào hàng rào và có biển báo nguy hiểm để đảm bảo môi trường an toàn. Đó là cộng đồng an toàn. Ngay trong trường học thì các ao, bể, các rãnh nước cũng đều phải được làm hàng rào chắn để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Đó gọi là ngôi trường an toàn.

Đừng để có thêm trẻ em chết đuối ảnh 2

Người mẹ đau khổ bên thi thể con mình. Ảnh TTO

Thứ ba là trong gia đình, trong nhà trường, trẻ em phải được dạy bơi trong độ tuổi từ 6-12 tuổi. “Tôi đã có nhiều công văn sang Bộ GD&ĐT để phối hợp với Bộ này dạy bơi cho trẻ em nhưng Bộ GD&ĐT khi đó nói không có tiền nơi ở những nơi chúng tôi triển khai chương trình này thì chủ yếu là dùng các vật liệu có sẵn có ở địa phương như các lưới để làm bể bơi nhân tạo… Đảm bảo trẻ em được học bơi, có kỹ năng cứu đuối thì các em có thể thoát chết và thậm chí cứu được bạn”, ông An nói.

Và giải pháp cuối cùng, theo vị BS này là các văn bản của pháp luật phải có quy định rõ ràng về vấn đề bảo vệ an toàn cho trẻ em và trách nhiệm của những người gây ra sự bất an toàn cho trẻ em. Và nếu chẳng may xảy ra vụ việc gây hậu quả thiệt hại về người thì trách nhiệm của từng cá nhân có liên quan đến đâu. Chúng ta đổ trách nhiệm cho công trường đang thi công, cho nhà trường thi công không đúng. Ngoài ra cũng cần có các chiến dịch truyền thông dạy cho các bậc cha mẹ về vấn đề này.

Quảng Sơn

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?