GDP 6 tháng tăng 7,08% cao nhất trong 7 năm lại đây

Công bố của Tổng cục Thống kê sáng ngày 29/6 cho thấy, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm ước tính tăng 7,08%. Đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011 trở về đây.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, kết quả này khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong việc Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương trong nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2018.

Trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,93%, đóng góp 9,7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,07%, đóng góp 48,9%; khu vực dịch vụ tăng 6,90%, đóng góp 41,4%.

Cụ thể, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt mức tăng trưởng 6 tháng năm nay cao nhất trong giai đoạn 2012 - 2018, trong đó, ngành Nông nghiệp tiếp tục khẳng định xu hướng phục hồi rõ nét khi đạt mức tăng 3,28%; ngành Thuỷ sản đạt kết quả khá tốt với mức tăng 6,41% cũng là mức tăng cao nhất trong 8 năm qua.

Khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 9,28%, cao hơn nhiều mức tăng 7,01% và 5,42% của cùng kỳ năm 2016 và năm 2017. Điểm sáng của khu vực này là sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 13,02%, là mức tăng cao nhất trong 7 năm lại đây.

Tuy nhiên, công nghiệp khai khoáng vẫn tăng trưởng âm (giảm 1,3%), nhưng mức giảm đã thu hẹp đáng kể so với mức giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo ông Nguyễn Bích Lâm, khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm tăng 6,09%, là mức tăng trưởng cao nhất trong 7 năm gần đây. Trong đó, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng của tổng giá trị tăng thêm của toàn nên kinh tế như: Bán buôn bán lẻ tăng 8,21% so với cùng kỳ năm trước, là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực dịch vụ; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,58%...

Về cơ cấu của nền kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 14,15% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,78%; khu vực dịch vụ chiếm 41,82%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,25% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2017 là: 15,06%; 32,75%; 41,82%; 10,37%)

Theo Báo Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.