Câu chuyện này đã được báo chí và mạng xã hội bàn luận nhiều trong suốt hai ngày qua, phần đông thì hoang mang lo sợ đến mức đòi trả hàng, tẩy chay; số khác lại lên án, công kích đòi điều tra động cơ của nhà sản xuất. Thực hư thế nào, đúng sai ra làm sao, có hay không sự giật dây của “những bàn tay lông lá” đằng sau sự kiện này… thì đến nay Cơ quan quản lý đã có động thái vào cuộc để làm rõ.
Vào tháng tư năm nay, Vietnam Airlines (VNA) bị phản ứng dữ dội khi đề xuất tăng giá trần, áp giá sàn vé máy bay, đồng thời ngang ngược đề nghị Cục Hàng không dành 50% - 70% slot bay nội địa và 100% slot quốc tế đợt bay quốc tế sắp tới cho hãng để phát huy vai trò, trách nhiệm là Hãng hàng không Quốc gia.
Thời gian qua, với sự xuất hiện của nhiều Hãng hàng không khác nhau đã giúp cho thị trường này trở nên sôi động, người dân có thêm nhiều cơ hội tiếp cận và lựa chọn vé máy bay giá rẻ, phù hợp với thu nhập. Nếu những đòi hỏi vô lý của VNA được đáp ứng, người dân sẽ phải mua vé với giá đắt đỏ, không thể tiếp cận vé giá rẻ hay những khuyến mãi 0 đồng mà các hãng khác tung ra để kích cầu.
Mặt khác, đề xuất của VNA chẳng khác nào mượn cơ quan quản lý nhà nước để triệt hạ đối thủ, mà ở đây là Vietjet Air, Bamboo Airways và Vietravel. Giữa lúc dịch bệnh, số lượng các chuyến bay hạn chế, nếu các hãng khác không được cấp phép khai thác hoặc khai thác cầm chừng thì hiển nhiên VNA sẽ chiếm lĩnh thị trường, một mình vẫy vùng, đẩy đối thủ cạnh tranh vào cảnh khó khăn.
Quay trở lại với câu chuyện mì gói. Theo thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), Việt Nam là quốc gia có nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền lớn thứ ba toàn cầu với lượng tiêu thụ năm 2020 tăng 29,47% so với năm 2019 (5,43 tỷ gói) do tác động của đại dịch Covid-19. Hiện, tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền đã tăng lên 67% vì nỗi lo sợ thiếu hụt lương thực thực phẩm trong những ngày giãn cách xã hội kéo dài.
Ở thời điểm hiện tại, mì gói là thực phẩm thiết yếu hàng đầu nhưng thật sự khan hiếm. Người dân tìm khắp nơi không thấy, các đoàn từ thiện hỏi mãi cũng chẳng ra. Từ tiệm tạp hoá nhỏ lẻ đến các siêu thị lớn nhiều lần chứng kiến cảnh “cháy hàng” bởi các quy định về giãn cách xã hội ảnh hưởng đến quá trình vận hành, sản xuất, vận chuyển và buôn bán của các doanh nghiệp cung ứng.
Thị trường gần 100 triệu dân lâu nay chứng kiến cuộc cạnh tranh gay gắt của nhiều ông lớn trong ngành mì ăn liền như: Acecook Việt Nam, Masan Consumer, Uniben và Asia Foods…
Tuy nhiên, giữa lúc hàng triệu người dân khắp cả nước đang rơi vào cảnh khốn khó phải chắt chiu từng đồng từng cắt, tiết kiệm từng gói mì, nắm gạo thì câu chuyện thị phần nên được gác sang một bên, nhường chỗ cho tinh thần đoàn kết, đồng lòng, chung tay vì mục tiêu chung là đảm bảo lương thực thực phẩm cho toàn dân.
Những nỗi lo thường trực trước mắt như điều trị cứu người, kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội… cần được đặt lên trên, lên trước chứ không phải là nỗi sợ hãi vô hình được đẩy lên bằng chiêu trò hòng hạ bệ đối thủ cạnh tranh của một số doanh nghiệp bần tiện.
Những mũi tên đang nhắm vào Hảo Hảo và Good hay rộng hơn là cuộc chiến giành thị phần chỉ làm phức tạp thêm tình hình, gây hoang mang và đi ngược lại mọi nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch.