Gợi ý cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần hiệu quả

Hi vọng rằng với một vài gợi ý dưới đây về cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần từ kinh nghiệm chia sẻ của các bậc phụ huynh đi trước sẽ giúp ích thật nhiều cho các cha mẹ trong việc dạy con học đánh vần nhanh và hiệu quả.
Gợi ý cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần hiệu quả

1. Chọn thời gian phù hợp cho bé học đánh vần

Thời gian cùng bé học đánh vần nên vào những thời điểm bé ít bị chi phối bởi những trò chơi tiêu khiển. Theo các nghiên cứu, thời gian tốt nhất là khi tắm vì trong phòng tắm bé không có nhiều trò chơi như những chỗ khác nên dễ tập trung hơn trong việc học đánh vần tên mình.

2. Dạy bé làm quen mặt chữ

Trước tiên, để việc học đánh vần hiệu quả, mẹ cần phải cho bé làm quen với các mặt chữ cái, dấu câu. Mẹ có thể mua các thẻ chữ cái từ nhà sách hoặc tự làm, trang trí thành những bảng màu ngộ nghĩnh, dễ thương, kích thích thị giác của trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể mua những chữ cái gắn nam châm, gắn lên cánh cửa tủ lạnh, dán lên góc học tập, vị trí bé dễ nhìn thấy nhất. Hay đơn giản hơn, mẹ có thể mua một cái bảng treo lên tường rồi viết chữ lên đấy, dạy con từng chữ một...

Gợi ý cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần hiệu quả - anh 1

Ảnh minh họa.

Trẻ nhỏ thường hiếu động nên rất khó ngồi “ôm sách”, do đó mẹ nên dán bảng chữ cái lên tường và cùng chơi trò học chữ cùng với trẻ. Khi chơi, xem xét độ hào hứng của trẻ, nếu trẻ thích có thể dạy nhiều chữ, còn trẻ không hứng thì chỉ nên dạy khoảng 2-3 chữ. Sau đó, khi bé xem phim thì cha mẹ nhắc lại những chữ đã dạy để trẻ nhớ.

Mỗi lần bé ở gần bảng chữ cái, mẹ hãy hỏi bé “Đây là chữ gì”. Nhiều lần như vậy, bé sẽ nhớ chữ cái đó một cách tự nhiên, chủ động. Với cách này, chỉ chưa đầy 1 tuần, bé sẽ nhớ hết mặt chữ.

3. Dạy bé làm quen với việc đánh vần thông qua trò chơi

Sau khi bé đã làm quen với mặt chữ cái thì mẹ bắt đầu dạy bé học đánh vần với những trò chơi bé yêu thích như chơi đồ hàng, chơi bán chữ chẳng hạn. Ví dụ, mẹ bán cho bé từng chữ cái, dạy bé xếp dần những chứ cái đó với những chữ cái còn lại thành những từ đơn giản từ 2 âm tiết trở lên như: “ba”, “mẹ”, “cá”, “gà”… Dần dần, mẹ tăng số âm tiết lên để bé học đánh vần tốt hơn.

Hoặc mẹ chơi trò chơi “Tìm chữ cái bị mất”. Mẹ muốn bé ghép từ “bàn” nhưng hiện tại mẹ chỉ có từ “…àn”, vậy bé phải thêm chữ cái nào để thành “bàn”. Mẹ có thể gợi ý 2 từ chữ cái cho bé lựa chọn như “b” hoặc “d”. Mỗi ngày, mẹ cho bé chơi trò chơi này với 2 - 3 từ để bé được học cách suy luận và tư duy.

4. Dạy bé với những từ quen thuộc

Trước khi bé thành thạo việc đánh vần, mẹ nên dạy bé từ những chữ cái đơn giản, từ ngữ, gần gũi nhất với bé, như tên bé, ba mẹ, anh chị hay những chữ mà bé thường hay nói, gọi hàng ngày như “ba”, “mẹ”, cái “bàn”, cái “ghế”, cái “chén”, con “mèo”… Hàng ngày, cho bé ký tên vào các bức tranh tự vẽ, viết tên riêng của bé lên ba lô, hộp bút…

Những từ ngữ gần gũi sẽ giúp bé dễ tưởng tượng và nhanh chóng tiếp thu hơn so với những từ ngữ xa lạ, khoa học, không thông dụng khác.

5. Lưu ý những từ khó đánh vần

Với những từ khó đánh vần như “ưu”, “a+i”, “uyên”… hoặc từ quá dài mẹ không nên nôn nóng dạy bé. Ở giai đoạn này, khả năng phát âm của bé vẫn chưa hoàn thiện nên nếu mẹ dạy bé những từ đánh vần khó, bé sẽ cảm thấy không hứng thú với việc học. Tốt nhất, mẹ hãy cho bé làm quen với những từ ngắn, dễ nhớ, kích thích việc ham học ở bé, sau đó thì mới nâng độ khó lên.

6. Thời gian học ngắn và rèn luyện mỗi ngày

Gợi ý cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần hiệu quả - anh 2

Ảnh minh họa.

Thời gian học tốt nhất là từ 5 - 10 phút/ ngày hoặc học ngẫu nhiên khi bé đang ở gần bảng chữ cái và ngày nào mẹ cũng dạy bé. Từ đó, bé sẽ quen dần và vui vẻ với việc học. Thời gian dạy quá lâu sẽ làm bé dễ bị chán nản, xao nhãng và không hứng thú.

7. Luôn tạo không khí vui vẻ khi học

Không ép bé phải học thuộc chữ cái, không gây áp lực cho bé là những điều mẹ nên lưu ý. Việc gây áp lực chỉ khiến bé cảm thấy khó chịu và chống đối việc học. Mẹ hãy luôn tạo không gian vui vẻ, động viên khuyến khích bé khi bé đánh vần đúng, nhớ mặt chữ cái…

Lưu ý: Hầu hết những trẻ học trước chương trình lớp 1, chữ của trẻ đều viết sai từ các nét cơ bản cho đến độ rộng, độ cao và khoảng cách. Thêm vào đó là cách đánh vần, trẻ học trước thường thực hiện theo kiểu cũ, chẳng hạn chữ “lan” phải đánh vần đúng là “lờ-an-lan” thì trẻ lại đánh vần thành “a-nờ-an-lờ-an-lan”. Ngoài ra, học sinh còn ngồi sai tư thế dẫn đến cách cầm bút, để vở theo thói quen xấu, khó sửa và dễ thành tật”…

Vì vậy các bố mẹ không nên theo tâm lý số đông cho trẻ đi học thêm đại trà, ép bé vào lịch học khi những điều kiện tinh thần và thể chất bé chưa hoàn chỉnh.

Xem thêm:

- Mẹo nhỏ giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc lưu loát

- Mẹo giúp trẻ lớp 1 cầm bút đúng cách

Tuấn Minh (t/h)

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.