Grab "giúp sức" đưa công nghệ mở lối cho những giá trị gia đình được tiếp nối

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đó là câu chuyện về vườn vải thiều Lục Ngạn và vườn cây măng cụt 100 tuổi. Chị Thùy, Giám đốc Hợp tác xã vải Lục Ngạn Xanh chia sẻ: “Bố mẹ mình nói hãy học cho giỏi, để ra ngoài làm việc, và đừng làm gì với trái vải nữa, vì quá vất vả”. Cùng hoàn cảnh, anh Dự, một chủ vườn măng cụt ở Cần Thơ cũng hiểu rõ những vất vả của cha mẹ khi cả đời gắn bó với nghề làm nông, nhưng không vì thế mà từ bỏ vườn cây trái đã nuôi mình lớn khôn.
Grab "giúp sức" đưa công nghệ mở lối cho những giá trị gia đình được tiếp nối

“Bây giờ dân gắn bó với vườn ít…”

Cây này thuộc dạng cây lâu năm, trồng từ thời ông bà, trải qua thời chiến tranh, giờ cũng ngót trăm tuổi” - anh Nguyễn Thanh Dự tự hào giới thiệu cây măng cụt “lớn tuổi” nhất trong vườn mình. Anh đã dành rất nhiều thời gian phòng ngừa sâu bệnh, chăm chút cho cây, thường xuyên tỉa cành để hạn chế gãy cành do thời tiết. “Mình mà không để ý nó dễ bị sâu đục thân, là chết cây luôn”, anh nói.

Gia đình anh Dự đã nhiều thế hệ gắn bó với vườn măng cụt. Vườn cây trái này đã được cha mẹ anh nuôi dưỡng, chăm sóc, rồi cũng chính nó đã “tưới tiêu” cho anh những năm tháng tuổi thơ nhiều kỷ niệm, cùng cha mẹ nuôi anh lớn khôn. Hiện nay, vườn măng cụt của anh Dự rộng hơn 10 công đất, với khoảng gần 300 cây.

Grab "giúp sức" đưa công nghệ mở lối cho những giá trị gia đình được tiếp nối ảnh 1

Măng cụt được thu hoạch, phân loại vào từng rổ trước khi được thu mua.

Theo anh Dự, trồng măng cụt chăm sóc không khó, không cần phun thuốc mà chỉ cần bón phân và để cây phát triển tự nhiên đến khi chín thì bẻ trái. Nhưng cây phải 5 năm mới cho trái, và cây không ra trái đều năm nên có “năm được, năm thất”. Trung bình trồng 100 gốc thì thu hoạch 1 đợt khoảng 50 gốc, 50 gốc còn lại sang năm mới thu hoạch được.

Thời cha mẹ anh Dự, măng cụt chỉ bán được cho thương lái. Mùa nào thương lái không lấy, là cả nhà chỉ biết chia nhau ăn, hoặc coi như bỏ. “Chỉ có họ là chịu mua cho mình, nên có khi sản lượng không cao vẫn bị họ ép giá. Trồng với thu hoạch thì cực, tốn thời gian mà có những lúc chẳng lời được bao nhiêu đâu” - anh Dự tâm sự. “Bây giờ, dân gắn bó với vườn ít”.

Chị Nguyễn Thị Minh Thùy, Giám đốc Hợp tác xã Lục Ngạn Xanh, cũng xuất thân là con nhà nông. Chị và cộng sự chứng kiến sự vất vả của cha mẹ - những người nông dân trồng vải thế hệ trước, và khát khao thay đổi.

“Từ bé, bố mẹ mình nói hãy học cho giỏi, để ra ngoài làm việc, và đừng làm gì với trái vải nữa, vì quá vất vả” - chị Thủy kể lại.

Chị vẫn không sao quên được những ngày cha mẹ phải “chạy đua với mặt trời”, vì mặt trời lên, nắng gắt là vải sẽ hỏng. Chợ vải bán từ 5 giờ sáng, nhưng từ khi trời còn tối mịt, cha mẹ chị và những người nông dân Lục Ngạn đã phải hái vải, tuốt lá, bó vải. Nhưng nếu đến trưa mà vẫn không bán được, thì chỉ biết ngồi chờ trong vô vọng.

Grab "giúp sức" đưa công nghệ mở lối cho những giá trị gia đình được tiếp nối ảnh 2

Những xe vải vừa thu hoạch “tấp nập” trên phố.

“Đến giờ, mỗi khi thấy người bán vải ngoài đường ngồi chờ thương lái, rồi bị ép giá, mình vẫn chảy nước mắt. Chỉ cách đây vài năm thôi, bố mình cũng thế” - Chị Thùy xúc động nói.

Nhưng vẫn có những người con không lựa chọn bỏ cuộc

“Mình chỉ hy vọng có cách phân phối giúp bà con, không được 100% thì cũng bớt được phần nào đấy, bà con bớt vất vả, mà thương hiệu vải cũng được nhiều người biết đến hơn, hoặc cũng có thể làm người mua của mình yên tâm về độ an toàn, chất lượng” - Chị Thùy nhắc lại lý do chị và các cộng sự thành lập HTX Lục Ngạn Xanh vào năm 2021.

Grab "giúp sức" đưa công nghệ mở lối cho những giá trị gia đình được tiếp nối ảnh 3

Chị Minh Thùy tự hào giới thiệu về chất lượng vải Lục Ngạn đến mọi người.

“HTX bên mình có khoảng 13 thành viên sản xuất vải thiều, cả già cả trẻ, vì nằm trong khu vực đồn vải nổi tiếng của huyện Lục Ngạn nằm, chất lượng ngon, được trồng trên những đoạn núi đá ghềnh, nhiều khoáng nên vải ngọt ngon, màu sắc đỏ sẫm.” - Thùy nói.

“Nói thật là việc ra đường thu mua cũng phần nào hỗ trợ bà con - nhưng làm như vậy thì không kiểm soát được độ an toàn của vải” - Thùy cho rằng, cần phải có những kênh phân phối bền vững hơn, cả về sản lượng và việc kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Chị Thùy chia sẻ, một trong số những kênh tiêu thụ ổn định cho vải thiều của Lục Ngạn Xanh là nền tảng Grab. Năm nay cũng là năm thứ hai dự án GrabConnect đồng hành cùng chị Thuỳ và các cộng sự của chị để đưa vải thiều chính vụ chợ “số” GrabMart.

Theo chị Thùy, phân phối sản phẩm qua dự án GrabConnect mang lại cho nông dân rất nhiều lợi ích. Vì đây là dự án dài hạn, Grab cũng là doanh nghiệp lớn, nên truyền thông thương hiệu tốt và có thể truyền tải câu chuyện về sản phẩm tốt hơn.

Grab "giúp sức" đưa công nghệ mở lối cho những giá trị gia đình được tiếp nối ảnh 4

Những quả vải Lục Ngạn dày cơm, vỏ mỏng được thu hoạch trực tiếp tại vườn.

“Người nông dân không có thời gian, và cũng không biết cách để kể câu chuyện về sản phẩm của mình. Grab đã làm được điều đó, mình hy vọng là sản lượng vải bán được qua các kênh online như thế sẽ tốt hơn trong năm nay” - chị Thùy nói.

Còn với anh Dự, năm nay là năm đầu tiên anh tham gia dự án GrabConnect. Anh vui vẻ chia sẻ: “Giờ có bên HTX với Grab hỗ trợ đầu ra cho vườn, tôi thấy sản lượng tiêu thụ tốt hơn trước nhiều. Mình không bị phụ thuộc vào một kênh đầu ra duy nhất, giá cả cũng ổn định hơn nữa. Trái cây của mình cũng đến được với nhiều người tiêu dùng hơn nên vui lắm”, anh Dự hào hứng chia sẻ.

Grab "giúp sức" đưa công nghệ mở lối cho những giá trị gia đình được tiếp nối ảnh 5

Thông qua sự kết nối của dự án GrabConnect, măng cụt được các đối tác cửa hàng GrabMart tiêu thụ trên cả kênh online và tại cửa hàng.

Chị Thùy, anh Dự - những người con gắn bó với “nghề nông” đã tìm thấy được hướng đi mới cho hành trình “nuôi dưỡng” những giá trị truyền thống của gia đình. Trên hành trình này, sự đồng hành của các nền tảng công nghệ, những dự án như GrabConnect đã góp phần không nhỏ trong việc tháo gỡ những khó khăn về tiêu thụ, quảng báo… cho các nhà vườn, bà con nông dân. Qua đó, họ được tham gia vào quá trình chuyển đổi số và hưởng lợi từ nền kinh tế số.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.