Hà Nội - 68 năm chuyển mình mạnh mẽ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhìn lại chặng đường đã qua, Thủ đô Hà Nội có thể tự hào khi đạt được những thành tựu rất to lớn và có ý nghĩa lịch sử, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chung của cả nước.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Với vị thế là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, Hà Nội phấn đấu bảo đảm ổn định vững chắc về chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa toàn diện, bền vững.

Những bước chuyển mình lớn lao

Nhìn lại 68 năm qua, kể từ Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2022), Hà Nội đã có những bước chuyển mình lớn lao, ngày càng khang trang, văn minh, hiện đại. Sự đổi thay ấy tới từ mọi mặt đời sống, xã hội của Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Hà Nội cùng cả nước đã từng bước vươn mình đứng dậy từ đống tro tàn do chiến tranh gây ra, khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội, đập tan mọi âm mưu của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc những thành quả của chủ nghĩa xã hội.

Đặc biệt, từ năm 1986, quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, Thành ủy Hà Nội đã đề ra chủ trương phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với thực tế của Thủ đô, quyết tâm đổi mới cơ chế quản lý, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ đó, kinh tế của Thủ đô liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, phát triển theo hướng bền vững. Xây dựng và quản lý đô thị có nhiều tiến bộ. An ninh - quốc phòng được giữ vững. Hệ thống chính trị ở Thủ đô không ngừng lớn mạnh. Bên cạnh đó, công tác đối ngoại của Hà Nội được mở rộng và phát triển.

Đáng chú ý là việc thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/05/2008 của Quốc hội về về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, từ năm 2008 đến nay, Thủ đô Hà Nội đã có sự phát triển vượt bậc, toàn diện về tất cả các lĩnh vực. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu, chi ngân sách trên địa bàn Thành phố đều đạt, vượt so với dự toán được giao qua từng năm. Thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội luôn đứng trong tốp đầu cả nước. Cải cách hành chính luôn được lãnh đạo Hà Nội đặc biệt lưu tâm. Chương trình xây dựng nông thôn mới có nhiều kết quả đáng khích lệ.

Nhắc đến những thành tựu của Hà Nội không thể không nhắc đến thời điểm khi dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Trong bối cảnh thế giới, trong nước đầy rẫy khó khăn, đặc biệt là thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra, nhưng Hà Nội vẫn bứt phá vươn lên. Thành phố đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra, thực hiện thành công "mục tiêu kép" vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế - xã hội, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của cả nước.

Hơn nữa, nhờ làm tốt công tác sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, Hà Nội tiết kiệm chi thường xuyên được một lượng lớn ngân sách, dành để chi cho an sinh xã hội, phòng, chống dịch và đầu tư phát triển.

Khẳng định vị thế

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: "Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự, an ninh, làm cho Thủ đô ta thành một Thủ đô bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần". Khi nói về Đảng bộ Hà Nội, Bác nói ngắn gọn: "Đảng bộ Hà Nội phải làm gương cho các Đảng bộ khác".

Nhìn ra thế giới, mới thấy rằng, không có nhiều thành phố có lịch sử ngàn năm tuổi như Hà Nội. Từ thực tiễn cho thấy, dù khó khăn đến mấy, nhưng với ý chí kiên định, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy và chính quyền các cấp, sự đồng thuận của nhân dân cùng sự vào cuộc đồng bộ mạnh mẽ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, Hà Nội đã vượt qua, tạo nên những tiền đề thuận lợi để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu.

Từ những thành tựu đạt được, trên cơ sở đánh giá tình hình thực tiễn, Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, phát triển nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực. Cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xa hơn, phấn đấu đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố "xanh - thông minh - hiện đại". Phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế.

Nhìn lại chặng đường đã qua, Thủ đô Hà Nội có thể tự hào khi đạt được những thành tựu rất to lớn và có ý nghĩa lịch sử, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chung của cả nước. Với vị thế là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, Hà Nội phấn đấu bảo đảm ổn định vững chắc về chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa toàn diện, bền vững.

Bước vào giai đoạn phát triển mới, người dân Hà Nội đang đặt nhiều kỳ vọng, tin tưởng vào những bứt phá, đổi mới của thành phố, để Thủ đô tiếp tục vững vàng tiến về phía trước. Với khí thế và niềm tin của một nhiệm kỳ mới, với tinh thần sáng tạo, ý chí quyết tâm đổi mới của ban lãnh đạo khóa mới, tin rằng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô sẽ tiếp tục đoàn kết, chung sức đồng lòng, thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng bộ Thành phố đã đề ra, để Thủ đô ngàn năm văn hiến phát triển mạnh mẽ, xứng tầm khu vực và thế giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.