Hà Nội nghiên cứu đặt tên phố theo số

(Ngày Nay) - Để thuận tiện cho việc áp dụng công nghệ trong quản lý sau này, lãnh đạo thành phố Hà Nội giao Sở Văn hoá nghiên cứu đặt tên đường, phố theo số.
Từ năm 2015, khi quỹ tên đường phố của thủ đô cạn kiệt, chuyên gia đô thị đã cho rằng Hà Nội nên đặt tên đường phố theo chữ số, chữ cái và địa danh để khắc phục tình trạng trên.
Từ năm 2015, khi quỹ tên đường phố của thủ đô cạn kiệt, chuyên gia đô thị đã cho rằng Hà Nội nên đặt tên đường phố theo chữ số, chữ cái và địa danh để khắc phục tình trạng trên.

Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa ra thông báo về đề xuất đặt tên và điều chỉnh độ dài một số tuyến phố, công trình công cộng trên địa bàn thành phố năm 2017. 

Theo đó, lãnh đạo thành phố giao Sở Văn hoá Thể thao (cơ quan thường trực Hội đồng xét đặt tên đường phố) thống kê số lượng thực tế đường phố chưa có tên cần đặt để đề xuất đặt tên cho phù hợp với cấp độ, quy mô tuyến đường.

"Nghiên cứu đặt tên theo số để phù hợp cho việc áp dụng công nghệ số hoá trong quản lý, ứng dụng sau này", thông báo nêu.

Thành phố cũng giao Sở Văn hóa kiểm kê, đánh giá tình hình đặt tên đường phố và công trình công cộng từ năm 2002 đến nay, từ đó thiết lập ngân hàng tên đường phố theo các dạng, có sự phân loại theo thứ tự ưu tiên đặt trước, sau.

Hồ sơ trình đề nghị đặt tên đường, phố cần có báo cáo tác động kinh tế xã hội, phân rõ trách nhiệm các bên sau khi HĐND TP thông qua và ban hành nghị quyết về đặt đổi tên đường phố và công trình công cộng.

Theo lãnh đạo Hà Nội, việc đặt, đổi tên đường, phố được thực hiện hàng năm, căn cứ thực tiễn và nhu cầu của quận, huyện, thị xã. Việc này tác động đến kinh tế xã hội và sinh hoạt của nhân dân (thay đổi giấy tờ, thủ tục hành chính, kinh phí duy tu bảo dưỡng…). Do đó thành phố yêu cầu Sở Văn hoá cân nhắc, lựa chọn xây dựng hồ sơ với số lượng nhất định để trình vào kỳ họp HĐND giữa năm hoặc cuối năm. Lãnh đạo thành phố cho rằng, việc này nên 1-2 năm trình một lần và mỗi lần trình khoảng 10-20 tên.

Theo Vnexpress
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.