Hà Nội phấn đấu giảm thiểu ô nhiễm không khí vào năm 2030

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mặc dù Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp ứng phó khẩn cấp với ô nhiễm không khí, song tình trạng này vẫn đang là vấn đề cấp bách của thành phố. Để cải thiện mạnh mẽ chất lượng không khí, xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp, Hà Nội mong muốn có sự hợp tác chặt chẽ cùng chính quyền từ các bên liên quan như doanh nghiệp, người dân, các tổ chức trong nước, quốc tế...
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đây là nội dung chính tại hội thảo “Kế hoạch Quản lý chất lượng môi trường không khí thành phố Hà Nội - Hợp tác và Hành động” do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổ chức ngày 11/4.

Hiện Hà Nội đã xóa được hơn 99% số lượng bếp than tổ ong, giảm 80% hiện tượng đốt rơm rạ ở ngoại thành, xóa bỏ hàng trăm lò gạch thủ công, thu gom, vận chuyển rác thải hằng ngày đạt trên 90% ở tất cả khu vực trên địa bàn Thủ đô. Hà Nội đã thí điểm đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng không khí. Các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, công trình xây dựng thi công không bảo đảm vệ sinh môi trường...

Mặc dù vậy, thông tin của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho thấy, tình trạng ô nhiễm không khí vẫn đang là vấn đề nan giải của thành phố. Theo các kết quả quan trắc gần đây, số ngày chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (VN_AQI) ở mức kém và xấu chiếm hơn 30% tổng số ngày quan trắc trong năm. Nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình năm tại Hà Nội vượt khoảng gần 2 lần quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trong đó, giao thông - vận tải đang là nguồn phát thải PM2.5 lớn nhất (chiếm 50-70%), tiếp đến là từ nguồn sản xuất công nghiệp (14-23%), còn lại các nguồn sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội Lưu Thị Thanh Chi cho biết, có nhiều nguyên nhân tác động đến chất lượng không khí của thành phố. Theo thống kê, Hà Nội có số dân gần 9 triệu người, trong đó, dân số đô thị chiếm trên 40%, 17 khu công nghiệp, khoảng 1.300 làng nghề, hơn 7 triệu xe gắn máy, hơn 600.000 ô tô... Mỗi ngày, thành phố tiêu thụ khoảng 80 triệu kWh điện, hàng triệu lít xăng dầu cùng tình trạng đốt phụ phẩm nông nghiệp và rác thải tự phát. Bên cạnh đó, tình hình biến đổi khí hậu, việc quy hoạch phát triển đô thị chưa đồng bộ, thiếu lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường, nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân... đang hàng ngày tác động xấu đến chất lượng không khí của thành phố. Đây là những thách thức lớn đối với sự phát triển đô thị văn minh.

Tại hội thảo, bà Nguyễn Hương Huế, chuyên gia Ban Giao thông bền vững, Cơ quan phát triển Pháp (AFD) cho biết, đơn vị đang đồng hành với thành phố Hà Nội triển khai các dự án làm sạch không khí. Đối với mục tiêu quản lý chất lượng môi trường không khí của Hà Nội, đơn vị mong muốn thành phố tiếp tục chú trọng tuyên truyền người dân từng bước thay đổi nhận thức trong việc hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân để giảm phát thải ra môi trường.

Còn ông Hoàng Xuân Cơ, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và Mô hình hóa môi trường (Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, Kế hoạch quản lý chất lượng không khí thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2035 mà UBND thành phố vừa ban hành là văn bản pháp lý quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trong nỗ lực cải thiện chất lượng không khí tại Thủ đô. Văn bản này được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kỹ và sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, cộng đồng dân cư, đối tác quốc tế.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch quản lý chất lượng không khí thành phố đến năm 2030, định hướng đến năm 2035. Một trong những mục tiêu quan trọng của Kế hoạch là tới năm 2030, Hà Nội sẽ thành công giảm thiểu tối đa ô nhiễm không khí, bảo đảm chất lượng không khí ở mức tốt và trung bình theo chỉ số AQI ít nhất 75% số ngày trong năm; giảm phát thải PM2.5 từ các nguồn thải chính, tổng phát thải bụi PM2.5 trên toàn thành phố giảm khoảng 20% so với năm cơ sở (năm 2019), tương đương tổng lượng phát thải giảm 6.200 tấn PM2.5.

Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ trọng tâm hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý chất lượng không khí phù hợp thực tiễn và yêu cầu phát triển, tăng cường kiểm soát khí thải và khuyến khích sản xuất sạch, bền vững. Hà Nội thực hiện đồng thời giải pháp giảm phát thải từ các nguồn thải chính bao gồm giao thông, xây dựng, công nghiệp và nguồn khác. Kế hoạch đề cập giải pháp kiểm soát khí thải từ giao thông, di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng ra khỏi nội thành, tăng cường tưới nước rửa đường và quản lý hoạt động đốt rơm rạ…

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.