Hình ảnh lắng đọng cuối cùng về nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương

Thời kỳ vàng son, số công nhân của nhà máy Dệt Nam Định lên tới 18.000 người, bằng 1/10 dân số Thành Nam thời đó. Sau 120 năm tồn tại và phát triển, việc tồn tại nhà máy là không còn phù hợp.
Hình ảnh lắng đọng cuối cùng về nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương
Hình ảnh lắng đọng cuối cùng về nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương ảnh 1

Nhà máy Dệt Nam Định tiền thân là một cơ sở nghiên cứu về tơ lụa do Toàn quyền Đông Dương - De Lanessan sáng lập. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Theo quy hoạch chung phát triển Thành phố Nam Định, sẽ phá bỏ hoàn toàn khu dệt may Nam Định, toàn bộ diện tích khu vực sau khi di dời các nhà máy, cơ sở sản xuất ra khu công nghiệp sẽ được đầu tư xây dựng thành Khu đô thị Dệt may Nam Định.

Tỉnh Nam Định cũng đã cấp một diện tích tương đương với toàn bộ diện tích của nhà máy cũ là gần 30ha tại khu công nghiệp Hòa Xá cách trung tâm thành phố khoảng 5 km. Phân xưởng dệt của nhà máy được cho là gây ô nhiễm môi trường cũng đã được di dời ra đây và đi vào hoạt động từ 1 năm nay.

Không chỉ là một hoài niệm về thời kỳ vàng son, nhà máy dệt Nam Định còn gắn bó đời sống tinh thần, tình cảm của người dân nơi đây. Việc phá bỏ, di dời nhà máy dệt từng là lớn nhất Đông Dương khiến nhiều người tiếc nuối.

Cùng xem lại những hình ảnh cuối cùng của một "biểu tượng thành Nam" một thời:

Hình ảnh lắng đọng cuối cùng về nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương ảnh 2

Năm 2003, Chính phủ xếp Vinatex vào danh mục cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng theo Quyết định 64, buộc phải di dời ra Khu công nghiệp Hòa Xá, hoặc ngừng sản xuất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hình ảnh lắng đọng cuối cùng về nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương ảnh 3

Ông Nguyễn Văn Miêng, Giám đốc Tổng công ty Cổ phần dệt may Nam Định cho biết, những phần diện tích khu vực sau khi phá bỏ sẽ được đầu tư xây dựng thành Khu đô thị Dệt may Nam Định. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hình ảnh lắng đọng cuối cùng về nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương ảnh 4

Một hội trường nhà máy Sợi mang đậm nét kiến trúc Pháp cổ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hình ảnh lắng đọng cuối cùng về nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương ảnh 5

Bảng ghi khẩu hiệu, một 'đặc sản' của nhà máy Dệt Nam Định tồn tại từ lâu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hình ảnh lắng đọng cuối cùng về nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương ảnh 6

Khu vực trụ sở cũ của nhà máy dệt đã xuống cấp trầm trọng, chỉ nay mai sẽ được phá dỡ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hình ảnh lắng đọng cuối cùng về nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương ảnh 7

Năm 1924, nhà máy có 6.000 công nhân, cuối năm 1939 nhà máy đã có tới 3 nhà sợi, 3 nhà dệt, một xưởng nhuộm, một xưởng chăn, một xưởng cơ khí và một xưởng động lực. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hình ảnh lắng đọng cuối cùng về nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương ảnh 8

Thời kỳ Mỹ tiến hành Chiến tranh phá hoại Miền Bắc năm 1965. Nhiều phân xưởng vừa được phục hồi sản xuất chưa lâu lại tan hoang vì bom đạn của giặc Mỹ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hình ảnh lắng đọng cuối cùng về nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương ảnh 9

Nhà máy phải chia thành nhiều đơn vị nhỏ và đi sơ tán nhiều nơi để tiếp tục sản xuất, chỉ để lại phân xưởng sợi và một phần phân xưởng dệt vừa tiếp tục sản xuất vừa chiến đấu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hình ảnh lắng đọng cuối cùng về nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương ảnh 10

Phía bên ngoài, phần lớn các phân xưởng đã được phá bỏ gần hết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hình ảnh lắng đọng cuối cùng về nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương ảnh 11

Khi nhìn những hình ảnh này, không mấy ai có thể tin được nơi đây từng nuôi sống 1/10 dân số thành phố Nam Định ngày xưa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hình ảnh lắng đọng cuối cùng về nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương ảnh 12

Nguyên vật liệu và các thiết bị máy móc đang được tập trung để di dời sang địa điểm khác. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hình ảnh lắng đọng cuối cùng về nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương ảnh 13

Một nhà xưởng đã được tháo dỡ hết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hình ảnh lắng đọng cuối cùng về nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương ảnh 14

Khu vực áp mái, những ô cửa kính bám đầy sợi tơ, chứng tích của một thời kỳ 'vàng son' của nhà máy dệt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hình ảnh lắng đọng cuối cùng về nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương ảnh 15

Những khung cửa nhuốm màu thời gian và hoài niệm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hình ảnh lắng đọng cuối cùng về nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương ảnh 16

Sau nhiều ngày thi công tháo dỡ, nhà máy dệt Nam Định chỉ còn tồn tại dãy căn tin và xưởng dệt để đảm bảo việc làm cho công nhân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hình ảnh lắng đọng cuối cùng về nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương ảnh 17

(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hình ảnh lắng đọng cuối cùng về nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương ảnh 18

Sau khi di dời toàn bộ khu Nhuộm và một phần nhà máy Dệt ở phía Bắc đường Trần Phú (thành phố Nam Định), khu vực nhà máy Sợi vẫn tiếp tục hoạt động ở phía Nam đến năm 2020. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Theo Vietnamplus

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).