Hô biến trạm cảnh báo bão mới tu sửa 12 tỷ thành nhà nghỉ

(Ngày Nay) - Trạm cảnh báo bão và sóng thần thuộc Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa mới được đầu tư sửa chữa với tổng kinh phí hơn 12 tỷ đồng bỗng trở thành nhà nghỉ.
Trạm cảnh báo bão, sóng thần, kiêm nhà nghỉ ''Ngọc Dũng"
Trạm cảnh báo bão, sóng thần, kiêm nhà nghỉ ''Ngọc Dũng"

Trạm cảnh báo bão và sóng thần tỉnh Thanh Hóa (đường Thanh Niên, phường Trường Sơn, TP Sầm Sơn) được nâng cấp và sửa chữa theo quyết định số 3145 của UBND tỉnh ngày 27/9/2011 với tổng mức đầu tư hơn 12 tỷ đồng.

Chủ đầu tư là Chi cục Đê điều và phòng, chống lụt bão.

Tòa nhà được xây dựng 5 tầng với khoảng hơn 20 phòng làm việc. Tuy nhiên, những phòng này lại không được sử dụng đúng mục đích, hơn 2/3 số phòng đã được lắp điều hòa, kê giường, trang thiết bị... biến thành nhà nghỉ, phục vụ du khách đến với Sầm Sơn.

Một người dân ở đây bức xúc cho biết, trạm bỗng dưng trở thành nhà nghỉ Ngọc Dũng suốt hơn 3 năm qua, không hiểu vì lý do gì mà các cơ quan chức năng vẫn để như vậy?

Tầng 1 tòa nhà là lễ tân và phục vụ ăn uống, các tầng còn lại được bố trí làm phòng nghỉ, giá dao động từ 800 nghìn đến 1,5 triệu đồng/phòng/ngày.

Yêu cầu trả lại nguyên trạng

Để làm rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã đến trạm cảnh báo bão và sóng thần để làm việc. Tuy nhiên, vừa vào tới cổng chúng tôi đã bị một người tự xưng là Dũng, bảo vệ ở đây cản trở, không cho vào bên trong.

Ông Dũng nêu lý do, ở đây không có ai làm việc nên không thể đăng ký làm việc.

Ông Nguyễn Văn Nhân, Phó chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão Thanh Hóa thừa nhận có việc trạm cảnh báo bão và sóng thần Sầm Sơn đang cho một cá nhân “mượn” để kinh doanh nhà nghỉ.

Ông Nhân cho biết, năm 2012 trạm này được tu sửa lại, nhưng không có cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Thấy việc bỏ không như vậy lãng phí nên Công đoàn của Chi cục đã đề xuất cho công ty xây dựng - thương mại Tiến Anh “mượn” để làm nhà nghỉ, đồng thời cũng tạo điều kiện cho đoàn viên của Chi cục có chỗ nghỉ dưỡng khi có nhu cầu.

Ông Nhân cho biết thêm, hiện nay trạm cảnh báo bão, sóng thần Sầm Sơn chỉ có 2 người làm việc, ông Dũng không phải là bảo vệ của trạm mà là chủ nhà nghỉ Ngọc Dũng.

“Chi cục đang có kế hoạch lắp đặt mới trang thiết bị cảnh báo bão và sóng thần tại trạm, đồng thời sửa chữa các thiết bị đo đạc các yếu tố khí tượng, thủy văn đã bị hư hỏng. Chi cục sẽ yêu cầu công ty Tiến Anh tháo dỡ thiết bị, máy móc, biển hiệu, bàn giao nguyên trạng trước ngày 10/7”, ông Nhân thông tin.

Theo Vietnamnet

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.