Itir Esen, 18 tuổi, đã chia sẻ bài đăng liên quan đến nỗ lực đảo chính hồi năm ngoái của Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhà tổ chức cuộc thi cho biết dòng tweet đó là "không thể chấp nhận" và quyết định sẽ tước vương miện, chỉ vài giờ sau khi cô giành chiến thắng.
Hoa hậu Thổ Nhĩ Kỳ bị tước vương miện chỉ vài giờ sau khi đăng quang, Á hậu Asli Sumen sẽ thay thế Esen đi đến Trung Quốc để đại diện cho Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2017. |
Dòng tweet đã được đăng vào khoảng ngày kỷ niệm đầu tiên của cuộc đảo chính vào ngày 15 tháng 7, khi gần 250 người thiệt mạng trong cuộc nổi dậy của quân đội.
Hôm thứ sáu, ban tổ chức cuộc thi hoa hậu đã tổ chức họp báo và công bố: "Chúng tôi rất tiếc phải nói rằng tweet này đã được viết bởi Itir Esen. Không thể cho phép một Hoa hậu Thổ Nhĩ Kỳ quảng bá một bài đăng như vậy, trong khi nhiệm vụ của Hoa hậu là phải giới thiệu Thổ Nhĩ Kỳ với thế giới và đóng góp, xây dựng cho hình ảnh cho Thổ Nhĩ Kỳ".
Esen sau đó đã trả lời với phương tiện truyền thông xã hội: "Tôi muốn nói rằng như một cô gái 18 tuổi, tôi không có mục đích chính trị nào trong khi chia sẻ bài đăng này".
"Tôi đã lớn lên với sự tôn trọng quê hương và đất nước".
Á hậu Asli Sumen sẽ thay thế Esen đi đến Trung Quốc để đại diện cho Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2017.
Esen không phải là Hoa hậu Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên bị lôi kéo vào vấn đề chính trị nhạy cảm.
Năm 2016, người chiến thắng trong một cuộc thi sắc đẹp khác đã bị phạt tù 14 tháng vì đã lăng mạ Tổng thống Erdogan bằng một bài thơ châm biếm mà cô chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Buyuksarac, người đã giành vương miện năm 2006, cũng bị tạm giam về vấn đề này vào năm 2015.
Khoảng thời gian đó, Tổng thống Erdogan đã phát động hàng ngàn vụ cáo buộc những người mà ông cho là đã xúc phạm mình.
Theo BBC