Hơn 50 năm gắn bó với nghề làm bài tới

(Ngày Nay) - Hàng chục năm qua, một người phụ nữ vẫn miệt mài sản xuất ra những bộ bài tới, nhất là mỗi dịp Tết đến Xuân về. Với bà, đây không chỉ là việc mưu sinh đơn thuần mà còn góp phần gìn giữ cái nghề đã ngày càng mai một dần.
Bà Tuyết cần mẫn sáng tạo ra những bộ bài tới
Bà Tuyết cần mẫn sáng tạo ra những bộ bài tới

Người được nhắc đến là bà Ngô Thị Tuyết (65 tuổi, trú ở làng Địa Linh, xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Theo tìm hiểu, bộ bài tới ở Huế có 30 cặp quân bài và chia làm 3 pho gồm Văn, Vạn, Sách và 3 cặp Yêu. Pho Văn gồm các quân bài: Gối, Trường hai, Trường ba, Voi, Rún, Sáu tiền, Liễu, Tám tiền, Xe. Pho Vạn có các quân bài: Học trò, Tám cẳng, Ba đấu, Xơ, Quăn, Nhọn, Bông, Thầy. Pho Sách thì có các quân bài: Nọc đượng, Nghèo, Gà, Gióng, Dày, Sáu hột, Sưa, Tám giây, Đỏ mỏ. Ba cặp Yêu gồm: Ông ầm, Thái tử, Bạch tuyết. Mỗi quân là một họa tiết in khác nhau ,tuy đơn giản nhưng lại rất bắt mắt.

Đặc biệt, bộ bài tới không chỉ dùng để đánh bài tới mà còn dùng để chơi các loại bài khác như bài ghế, bài thai, bài nọc, bài phu, bài đôi và phổ biến nhất là bài chòi (người chơi thường ngồi trong một chiếc chòi).

Hơn 50 năm gắn bó với nghề làm bài tới ảnh 1Bộ bài tới không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán

Ngày xưa, nơi tập trung làm bài tới ở Thừa Thiên - Huế chính là làng Địa Linh, vùng đất có nhiều nghề truyền thống nổi tiếng. Địa phương này có rất nhiều gia đình làm bài tới, phân phối đi khắp các tỉnh thành miền Trung. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn gia đình bà Tuyết là bám trụ với nghề này. Cũng vì thế, nếu ai về làng Địa Linh hỏi bà Tuyết làm bài tới thì chắc chắn người nào cũng sẽ biết.

Nhâm nhi tách trà nóng vào một chiều lất phất mưa, bà Tuyết chia sẻ, bà đã gắn bó với nghề bài tới kể từ khi mới 14 tuổi. Như vậy, đến nay cũng đã ngót hơn nửa thế kỷ... Có được thời gian dài như vậy là bởi, gia đình bà 3 đời nay đều gắn với nghề làm bài tới. Khi từ còn rất bé, bà đã thấm công việc của gia đình. Khi có con, các con của bà cũng ít nhiều được bà truyền lại nghề.

Đôi bàn tay thuần thục, bà Tuyết tỉ mỉ trong từng công đoạn thủ công để tạo nên các quân bài khiến chúng tôi hết sức ngưỡng mộ và chăm chú theo dõi...

Quân bài được in trên 2 khuôn và khắc đẽo trên gỗ. Mỗi khuôn in 15 cặp quân bài. Khuôn được đẽo trên gỗ cây thị để đủ độ dẽo. Mực in thì được làm ra từ muội than khói đèn. Trước khi đi ngủ, lúc nào cũng phải thắp 4 cây đèn dầu để ngày mai lấy muội than trên bóng đèn làm mực in. 

In xong, một số quân được đóng thêm dấu đỏ như Đỏ mỏ, Ông ầm. Lúc trước, do in từ giấy dó nên phải dán nhiều lớp để quân bài cứng, tiếp đó dán thêm một lớp giấy ở phía sau quân bài để đảm bảo tính thẩm mỹ. Hiện nay, để tiện lợi và đẩy nhanh được tiến độ hơn, bà Tuyết đã chuyển sang dùng giấy roky, qua đó để bài được cứng. Công đoạn cuối cùng là đem hong cho khô rồi cắt xén ra thành một bộ hoàn chỉnh.

Theo bà Tuyết, công đoạn được xem là khó nhất là cắt xén vì phải đảm bảo các quân bài đều nhau, cân đối... “Nhiều người đã thử cắt nhưng không quen tay nên đều bị lệch, xấu hết...”, bà nói.

Mỗi bộ bài tới có giá từ 3.000 đồng đến 10.000 đồng tùy theo độ dày của giấy. Thường ngày thì bà làm ít nhưng khoảng 3- 4 tháng cuối năm, trung bình mỗi ngày bà Tuyết làm được tầm 100 bộ bài tới để bỏ sỉ cho các chợ trong tỉnh và các tỉnh lân cận cũng như những ai có nhu cầu tìm đến mua.

Ngày nay, công việc này hiếm người muốn theo nghề vì cuộc sống cũng đã hiện đại, nghề lại mất nhiều công sức. Tuy “độc hành” nhưng không vì thế mà bà Tuyết từ bỏ nghề, dù cái nghề này không giúp bà giàu có hay dư dả gì. Bà luôn quan niệm đó là công việc được ông cha để lại nên rất quý, đặc biệt trong thời đại này thì càng phải trân trọng, gìn giữ hơn...

Bà Tuyết cũng bật mí hiện bà vẫn lưu giữ bộ bản mộc dùng để in bài có tuổi đời hơn 100 năm do ông nội bà cố gắng để lại. “Khi tôi mất không biết còn ai theo nghiệp tôi không để nhiều người được chơi trò chơi thú vị này. Bây chừ con cái còn trẻ thì để chúng theo công việc nó thích. Hi vọng sau này nó có tuổi như tôi thì cũng tìm về nghề làm bài tới để gắn bó. Nếu như vậy thôi thì tôi cũng vui lắm rồi...”, bà Tuyết tâm sự.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?