Kể chuyện về Hà Nội bằng smartphone, cô gái 'nhỏ' khiến CNN phát mê

(Ngày Nay) - Trong 6 nhiếp ảnh gia được kênh truyền hình CNN chọn cho video “My Hanoi", Trần Lan Chi là tay máy ít nổi tiếng nhất và kể chuyện về Hà Nội bằng smartphone chứ không bằng ống kính chuyên nghiệp.
Kể chuyện về Hà Nội bằng smartphone, cô gái 'nhỏ' khiến CNN phát mê

Lọt vào “mắt xanh” của nhà sản xuất CNN, tham dự qui trình làm phim, trở thành cô gái quảng bá Hà Nội của tĩnh lặng và của món bún riêu, bún cá… là trải nghiệm tuyệt vời với nữ thiết kế đồ họa gốc Hà thành này. 

Dáng người bé nhỏ, phong cách ăn mặc và trò chuyện thanh nhã, quả thực Lan Chi giống cô giáo nhiều hơn một “tay máy” phượt ngầu. Chi không nhận mình là nhiếp ảnh gia “tôi chỉ là người yêu Hà Nội và thích chụp ảnh”.

Lan Chi khá bất ngờ khi nhận được email mời tham gia “My Hanoi” từ Dan Q Tham nhà sản xuất CNN (tại HongKong). Dan Tham nói đã xem ảnh Lan Chi chụp Hà Nội (HN) qua Instagram và trang PetiteChi (Chi bé nhỏ). Từng sản xuất các chương trình “My Tokyo”, “My Bangkok” nên Dan có kinh nghiệm và nhạy bén khi chọn 6 nhiếp ảnh gia với những thế mạnh khác nhau.

Ảnh của Maika Elan khám phá các ngõ phố nhỏ, Hải Thanh chồng của MaiKa ghi “nhật ký” thành phố bằng ảnh, Linh Phạm khắc họa cuộc sống như nó đang có “chứ không giống như bưu thiếp”; Biên Nguyễn đặc tả những quán café.

Nhà ngoại giao người Tây Ban Nha Javier Puig Saura gây ấn tượng bằng ảnh chân dung người VN qua con mắt người nước ngoài. Còn Lan Chi thích giữ lại khoảnh khắc tĩnh lặng, ẩn hiện vẻ đẹp xưa cũ trong thành phố náo nhiệt.

Quảng bá du lịch như CNN

Miêu tả Hà Nội  “nơi cuộc sống diễn ra trên những con phố, bên những cốc cà phê, những hàng quà sáng. Với kiến trúc Pháp, dọc theo rất nhiều hồ hay hệ thống những con ngõ nhỏ”, trong lời mở đầu chương trình, CNN gọi cả 6 nhân vật sẽ xuất hiện là “nhiếp ảnh gia đầy phong cách”, “những người đang viết nên chương tiếp theo của thành phố ngàn năm tuổi”.

Trong video,vợ chồng Maika Elan Hải Thanh dẫn khán giả đến quán bia hơi Hà Nội, Biên Nguyễn kể về cà phê trứng, Lan Chi giới thiệu về bún riêu và bún cá Hải Phòng.

“Có nhiều chương trình nói về phở, nem, bún chả rồi nên tôi chọn hai món mình yêu thích nhất và cũng chưa nhiều người nước ngoài biết”. Chi kể, trong quá trình quay, người của CNN cũng hào hứng thưởng thức hai món bún. “Họ khen ngon và thực sự hâm mộ ẩm thực Việt Nam nói chung”.

Kể chuyện về Hà Nội bằng smartphone, cô gái 'nhỏ' khiến CNN phát mê ảnh 1Ekip quay phim cùng Lan Chi

Tháng 12/2016, Ủy ban Nhân dân Thành phố đã ký hợp đồng trị giá 2 triệu USD với Hãng truyền hình Mỹ CNN để quảng bá Hà Nội trên kênh có lượt view khủng nhất thế giới. Ngay trong tháng 1, nhà sản xuất Dan Q Tham từ CNN HongKong lên ý tưởng và tìm kiếm qua các trang web ảnh 6 nhân vật yêu Hà Nội theo cách của mình.

Dan Tham tự viết kịch bản và tổ chức sản xuất. Ekip trợ lý, quay phim đều được thuê tại Việt Nam. Mỗi nhân vật được mời quay riêng một ngày, ngày cuối cùng cả 6 người cùng đến cho một cảnh quay chung.

Vì nhà sản xuất làm việc độc lập với từng người nên cả nhóm hôm đó mới làm quen nhau. Kèm theo video 30 phút phát sóng lặp lại 7 lần trong 5 ngày (từ 31/3 đến 4/4), trên trang facebook CNN Travel (Du lịch) đăng 5 clip  của từng nhân vật tách ra từ video.

Chỉ trong 1 phút clip, người xem dễ dàng tiếp cận với nét quyến rũ và ẩm thực Hà Nội. Kèm theo loạt clip còn có một bài báo phỏng vấn kỹ 6 nhiếp ảnh gia chia sẻ về công việc, sở thích. Qua đó độc giả có thể đoán ra vì sao họ sở hữu những bức ảnh đẹp “như sao instagram”.

Nhà thiết kế đồ họa Hà thành khoe clip giới thiệu bún riêu, bún cá của cô sau 10 ngày đã có 5.400 like và 1.700 share. Lan Chi và những ai từng làm việc với CNN đều nể phục cách làm việc nhanh gọn, tối giản nhân lực và hiệu quả “ trúng đích” của họ.

Chi “bé nhỏ”

Lan Chi tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân nhưng rẽ ngang sang làm nghề thiết kế đồ họa, có tới 3 năm trình bày tạp chí. Chi bắt đầu chụp ảnh từ 2013, khi vào TP Hồ Chí Minh làm đại diện văn phòng cho công ty gia đình.

Sau một thời gian cảm thấy không hợp, cô chuyển ra Hà Nội, “từ lúc trở lại thì tôi mới thấy thành phố này đẹp và mới thực sự yêu nó”. Chi có thói quen thưởng thức nó vào lúc sáng sớm và đêm muộn “tôi thích khoảnh khắc yên tĩnh ở những con phố có tiếng là đông đúc ồn ào”.

Có một thời gian Chi tìm chụp những quán cóc bên hè phố, những biển hiệu với typo cũ kỹ. “Tôi yêu những căn nhà kiến trúc Pháp tường vàng và cửa sổ xanh lá”. Nhà sản xuất CNN tâm đắc với loạt ảnh cô chụp phố Phan Huy Ích. Khi quay “My Hanoi”, Chi cũng chọn con phố nhỏ xen lẫn vẻ xưa và nay này.

Lan Chi thường ngồi một chỗ, quan sát, khi  gặp một mảng màu tương phản bắt mắt thì đưa điện thoại bấm luôn. “Màu xanh đỏ của hàng ghế nhựa cũng là nét đặc trưng của vỉa hè Hà Nội rồi”.

Chi không định chuyển sang dùng máy ảnh cơ hay điện tử chuyên dụng vì “chúng quá nặng, dở được ra thì tích tắc hay ho đã mất rồi”.

Nhiều người khích lệ Chi theo nhiếp ảnh chuyên nghiệp nhưng cô nghĩ “nếu chụp thương mại sẽ có áp lực, lúc đó có lẽ tôi sẽ không yêu việc này nữa”.

Hiện tại Chi làm việc ổn định tại văn phòng kinh doanh của gia đình còn thiết kế đồ họa, làm đồ handmade, đi du lịch, chụp ảnh là những sở thích có chút phù phiếm nhưng khiến cô hạnh phúc.

Không ít người thắc mắc “có biết bao tay máy “khủng” chụp Hà Nội, sao CNN lại chọn Chi petite?”. Trong kho ảnh của cô còn có nhiều bộ ảnh đẹp về kiến trúc và không gian Phật giáo tại một số nước châu Á.

Có người hâm mộ đoán nếu CNN làm chương trình “My Butan” hay “My Nepal” có khi họ lại gọi Lan Chi. Cô tiết lộ “tôi có duyên tiền kiếp với đạo Phật. Tôi đã qui y và có sự thu hút nhất định với Mật tông”.

Trong bài báo trên trang CNN travel Lan Chi cho biết cô chụp ảnh như một cách giải tỏa và cảm thấy bình yên. Cô không chụp để được công nhận.

Chọn cách sống hiền hòa, tập gym và niệm chú Mật tông mỗi ngày, thích đạp xe vì “thong thả, chậm rãi và không phải gồng mình”.

Quyết định phá cách nhất của nhà thiết kế 30 tuổi là “tôi có ba hình xăm”, một trong số đó có nghĩa “sống là không lo âu” … tất cả những bí mật đó hình như cảm thấy được trong ảnh của Chi bé nhỏ.

Theo Tiền Phong
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?