Kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật để thu hút khán giả đến sân khấu

Việc kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau trong một vở diễn sân khấu tạo nên sự phong phú cho tác phẩm, đồng thời mang đến những trải nghiệm mới, cảm quan mới cho người xem.  
Tiết mục ca cảnh Hồ hướng Tây Sơn khởi tại chương trình sân khấu hóa kỷ niệm 231 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử (1789 - 2020), tối ngày 29/1/2020. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN
Tiết mục ca cảnh Hồ hướng Tây Sơn khởi tại chương trình sân khấu hóa kỷ niệm 231 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử (1789 - 2020), tối ngày 29/1/2020. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN

Tìm sự mới mẻ, riêng biệt 

Vở kịch hát “Ngàn năm mây trắng” do Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam dàn dựng và ra mắt cuối năm 2019 hấp dẫn khán giả không chỉ bởi kịch bản, điều đặc biệt thú vị là vở diễn có sự kết hợp cùng dàn dựng của hai đạo diễn thuộc hai loại hình sân khấu truyền thống khác nhau. Trong đó, đạo diễn, Nghệ sỹ Nhân dân Thanh Ngoan, Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam phụ trách phần hát chèo, hát xẩm, hát văn Huế. Đạo diễn, Nghệ sỹ Nhân dân Triệu Trung Kiên, Quyền Giám đốc Nhà hát Cải Lương Việt Nam phụ trách phần cải lương.

Đây cũng là lần đầu tiên, khán giả Việt Nam được thưởng thức nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác nhau được kết hợp và phát huy nhuần nhuyễn trong cùng một vở diễn, từ cải lương (làn điệu Chiêu quân, vọng cổ, Lý chiều chiều), hát chèo (lẩy Kiều, vỉa ngâm), hát xẩm (xẩm chợ, xẩm ba bậc), hay làn điệu trống quân trong hát văn Huế... Sự phối hợp nhịp nhàng, nối tiếp liên tục của các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống đã tạo nên sự êm ái, ngọt ngào, truyền cảm cho người xem, khiến họ thích thú khi được thưởng thức nhiều loại hình nghệ thuật trong cùng một vở diễn nhưng không cảm thấy nhàm chán hay khiên cưỡng.

Cũng là sự kết hợp các loại hình nghệ thuật để tạo sự mới mẻ, trong quá trình xây dựng vở xiếc “Phù thủy đại chiến”, Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã mời Ảo thuật gia Nguyễn Việt Hoàng (biệt danh Ảo thuật gia J) cộng tác để thực hiện tiết mục kết hợp giữa nghệ thuật ảo thuật với các màn đu dây trên không, nhào lộn, thăng bằng, tung hứng... của các nghệ sỹ xiếc. Sự kết hợp giữa xiếc người, xiếc thú và ảo thuật trên sân khấu đã mang tới những trò diễn đặc sắc như ảo thuật biến hóa chim, ảo thuật cắt người đâm chông, ảo thuật làm biến mất các con thú như lợn, đà điểu, lạc đà…

Trước đó, năm 2016, khi Nhà hát Cải lương Việt Nam dàn dựng vở cải lương “Ngạ quỷ”, Nghệ sỹ Nhân dân Triệu Trung Kiên đã mạnh dạn đưa múa rối vào sân khấu cải lương. Những con rối tay, rối que, rối dây, rối người xuất hiện trong các lớp kịch thể hiện lại các trò diễn xướng dân gian xưa bị quỷ ám… đã mang đến cho khán giả nhiều cảm nhận mới lạ, góp phần tạo nên thành công của vở diễn.  

Nói về sự “kết hợp” nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau trên một sân khấu, Nghệ sỹ Nhân dân Triệu Trung Kiên cho biết, trên thế giới, những sự kết hợp giữa nhạc, kịch với xiếc đã có từ lâu. Ở Việt Nam, một số tài liệu cho thấy, ngay từ những năm 60, cải lương đã có pha thêm những cảnh múa, đu bay, diễn võ... cốt chỉ để thêm sinh động cho cảnh diễn và những màn phối hợp nhịp nhàng ấy tạo cho khán giả sự thích thú.

Dự án xiếc và cải lương dựng “Huyền sử Việt”

Mới đây, lãnh đạo Nhà hát Cải lương Việt Nam và lãnh đạo Liên đoàn Xiếc Việt Nam vừa có cuộc gặp gỡ để cùng bắt tay thực hiện dự án đưa hai loại hình nghệ thuật là cải lương và xiếc vào dàn dựng các vở diễn huyền sử.  

Chia sẻ về ý tưởng kết hợp kỳ lạ này, Nghệ sỹ Nhân dân Triệu Trung Kiên, Quyền Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam cho biết, trên hành trình đi tìm kiếm và lôi kéo khán giả đến với sân khấu, Nhà hát mong muốn đem đến sự mới lạ cho loại hình nghệ thuật của mình để mang đến cho khán giả sản phẩm nghệ thuật giải trí hấp dẫn. Sau nhiều lần trao đổi, dựa trên thực tế của một số chương trình xiếc có nội dung cải lương được dàn dựng theo hướng tân cải lương mang tính đương đại, Nhà hát Cải lương Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Xiếc Việt Nam lên kế hoạch thực hiện đề án “Huyền sử Việt”.

Dự án sẽ triển khai trong giai đoạn từ năm 2020 - 2023. Kịch bản “Chử Đồng Tử, Tiên Dung” của cố tác giả Hoàng Luyện, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật được lựa chọn là tác phẩm dàn dựng đầu tiên. Dự kiến, 20 diễn viên, nhạc công cải lương cùng 25 diễn viên xiếc người và xiếc thú sẽ tham gia trong vở diễn.

Theo Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng, Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, đây là lần đầu tiên hai đơn vị đưa ra định hướng, kế hoạch phối hợp xây dựng nội dung các chương trình dựa trên các huyền sử, được biên tập, chuyển thể phù hợp cho nghệ thuật cải lương và nghệ thuật xiếc, mang lại tính giải trí cao.

“Chúng tôi dựa trên hình thức của nhạc kịch xiếc đang thịnh hành trên thế giới hiện nay, nhưng không sử dụng kịch hát mà sử dụng nghệ thuật ca kịch của cải lương, kết hợp với các ngôn ngữ bằng hành động xiếc như nhào lộn, đu dây, ảo thuật, thú biểu diễn… minh họa cho nội dung của vở diễn”, Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chia sẻ.

Lãnh đạo hai đơn vị nghệ thuật đều cho rằng, đây là cơ hội để các nghệ sỹ xiếc được nâng cao nghệ thuật diễn xuất trên sân khấu, đồng thời các nghệ sỹ cải lương sẽ bổ sung các kỹ năng phụ trợ mang tính hấp dẫn và giải trí do các nghệ sỹ xiếc hỗ trợ tập luyện, biểu diễn. Những kỹ xảo như: đu bay, trò diễn, xiếc thú sẽ được cài vào lồng ghép vào từng lát cắt của vở diễn, đặc biệt là trong những yếu tố huyền thoại như bay lượn, các màn biến hóa, tạo không gian ảo huyền bí… sẽ tạo nên những màn trình diễn độc đáo của chương trình, sự phong phú cho tác phẩm, thú vị cho người xem.

“Mới nghe thấy có thể nhiều người sẽ băn khoăn, lo lắng, nhưng chúng tôi tin, khi ê kíp sáng tạo hai bên cùng ngồi bàn bạc, phân tích kịch bản theo từng lát cắt để lựa chọn và phối hợp theo một thể thống nhất, chắc chắn sẽ đem lại sự mới lạ và thích thú cho người xem”, Nghệ sỹ Nhân dân Triệu Trung Kiên tin tưởng.

Nghệ sỹ Nhân dân Triệu Trung Kiên cho biết, dự án có kế hoạch thực hiện trong lộ trình dài hơi, hướng đến việc dựng các vở kịch huyền sử. Trước mắt, dự án sẽ lựa chọn, dàn dựng các vở kịch trong bộ “Tứ bất tử” của Việt Nam, được nhân dân kính ngưỡng, tôn thờ từ xưa gồm: Thánh Gióng, Sơn Tinh, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh. Nếu chương trình kết hợp tốt và hiệu quả, dự án sẽ được xem xét để tiếp tục thực hiện trong lâu dài.

Theo TTXVN
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.