Đến thăm Ải Chi Lăng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng được cảnh đẹp, địa thế hiểm trở với chiến lũy hình thang độc nhất trên thế giới mà còn cảm nhận được trí tuệ và lòng quả cảm của dân tộc Việt Nam trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước…
Xưa, Ải Chi Lăng là cửa ải thuộc trấn Khâu Ôn, trấn Lạng Sơn, nay thuộc các huyện Chi Lăng và Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. |
Ải Chi Lăng là một thung lũng hẹp hình bầu dục, xung quanh bốn bề núi cao, có sông Thương chảy qua và nhiều núi lô nhô giữa lòng thung lũng hẹp. Ải Chi Lăng có 2 cửa: cửa phía Bắc gọi là Quỷ môn quan tức là cửa ải con quỷ vì bọn giặc phương Bắc tràn sang nước ta thường qua cửa này. Cửa phía Nam gọi là Ngõ Thề vì ông cha ta xa kia đã thề xả thân giết giặc cứu nước, không cho chúng lọt qua cửa ải này.
Với địa thế hiểm yếu, qua bao nhiêu triều đại, Ải Chi Lăng là phên dậu đầu tiên trấn giữ kinh thành Thăng Long, gắn liền với lịch sử chiến tranh vệ quốc hào hùng với những chiến công vang dội của dân tộc Việt Nam chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Xưa, Ải Chi Lăng là cửa ải thuộc trấn Khâu Ôn, trấn Lạng Sơn, nay thuộc các huyện Chi Lăng và Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, cách thị xã Lạng Sơn khoảng 20-40km về phía tây nam và cách thủ đô Hà Nội hơn 100km.
Sử sách còn ghi, tại Ải Chi Lăng này, năm 981 Lê Hoàn đã phá quân Tống giết chết tướng cầm đầu. |
Trải khắp thung lũng gần đó và án ngữ ven đường cái quan còn có nhiều ngọn núi thấp như: Kỳ Lân, Mã Yên, Hàm Quỷ, Phượng Hoàng, Nà Nông, Nà Sản... Ở hai đầu thung lũng, nơi hai dãy núi đá phía Tây và núi đất phía Đông khép lại gần nhau là lũy Ải Quỷ phía Bắc và núi Ngõ Thề phía Nam. Những núi đó tạo ra một hùng quan dài 5km, rộng khoảng 3km, rất hiểm trở.
Những quả núi nhỏ ở Chi Lăng nương tựa vào nhau như những lớp thành cao hào sâu. Một thung lũng hình bầu dục, dài khoảng 4km, chỗ rộng nhất khoảng gần 1km, nằm gọn ở giữa tầng tầng lớp lớp núi non đó. Ngọn nguồn sông Thương chảy qua thung lũng, mang cái tên thơ mộng Suối Hoa Đào. Ải Chi Lăng nằm chẹn ngang thung lũng, là cửa ải hiểm yếu bậc nhất trên con đường độc đạo ở biên giới phía Bắc.
Sử sách còn ghi, tại Ải Chi Lăng này, năm 981 Lê Hoàn đã phá quân Tống giết chết bọn tướng cầm đầu. Năm 1076, phò mã Thân Cảnh Phúc đã chặn đánh 30 vạn quân Tống do tướng Quách Quỳ cầm đầu. Năm 1285, Nguyễn Địa Lê đã giết chết tên Việt gian Trần Kiệm trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai. Năm 1427 của nghĩa quân Lam Sơn chém Liễu Thăng, tóm cổ Hoàng Phúc, giết 10 vạn quân Minh, đập tan ý đồ xâm lược của chúng.
Ải Chi Lăng từ lâu được nhiều quan khách quốc tế, các nguyên thủ quốc gia, các tướng lĩnh, nhà sử học, khách du lịch... đến thăm với một sự trân trọng đặc biệt. |
Ngày nay Ải Chi Lăng là một di tích lịch sử có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ nên du khách qua đây ai cũng phải dừng chân. Đến thăm Ải Chi Lăng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng được cảnh đẹp, địa thế hiểm trở với chiến lũy hình thang độc nhất trên thế giới mà còn cảm nhận được trí tuệ và lòng quả cảm của dân tộc Việt Nam trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Một bài học lớn từ Ải Chi Lăng và cũng là nghệ thuật quân sự của cha ông ta chính là: “Lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều”.
Ngược dòng lịch sử xa xăm, con người còn để lại ở Chi Lăng những vết tích của nền văn hóa Bắc Sơn - Mai Pha nổi tiếng với những hang động đẹp như trong huyền thoại và những rìu đá, mảnh gốm... minh chứng cho những giai đoạn sơ sử, tiền sử của con người sinh sống ở nước ta.
Ải Chi Lăng từ lâu được nhiều quan khách quốc tế, các nguyên thủ quốc gia, các tướng lĩnh, nhà sử học, khách du lịch... đến thăm với một sự trân trọng đặc biệt.
Miền hiểm địa khi chiến tranh nhưng Chi Lăng cũng là đất cho người những sản vật ngọt thơm. Quả na ở Chi Lăng nay đã là một thương hiệu. Na Chi Lăng được trồng nhiều trên những sườn núi, một nguồn thu đáng kể cho người dân vùng đất này.
Khách dừng lại tham quan khu di tích và nhà trưng bày chiến thắng Chi Lăng có thể được mời ăn những quả na ngọt ngào, dày cùi, hạt nhỏ, thơm ngát.
Với địa thế của mình, được mệnh danh là “bảo tàng lịch sử ngoài trời lớn nhất” lại có vị trí thuận tiện khi cách Hà Nội chỉ 105km và cách Lạng Sơn 50km, Chi Lăng sẽ thu hút du khách nhiều hơn nếu liên kết được tất cả điểm di tích này thành một tour khép kín, kết hợp tham quan các di tích lịch sử lẫn tìm hiểu văn hóa của đồng bào các dân tộc trong vùng.