Khám phá dấu tích khu resort đồ sộ do người Pháp để lại ở Ba Vì

Khu resort Lemont gây xôn xao ở Vườn Quốc gia Ba Vì thực ra chỉ là việc khôi phục trên một phần rất nhỏ nền cũ của khu nghỉ dưỡng nổi tiếng do người Pháp xây dựng cách đây hơn 100 năm.
Khám phá dấu tích khu resort đồ sộ do người Pháp để lại ở Ba Vì

Cất công tìm kiếm, cánh PV bản báo khá bất ngờ về một hệ thống đồ sộ các công trình được các kiến trúc sư người Pháp dầy công dựng lên. Nó đang cho thấy, nơi đây vốn là một địa thế du lịch gắn liền thiên nhiên đáng được lưu tâm khai thác.

Khám phá dấu tích khu resort đồ sộ do người Pháp để lại ở Ba Vì ảnh 1

Một trạm nghỉ mát đồ sộ trên cao ở Đông Dương

Vào năm 1883, Pháp chính thức quyết định mở rộng thuộc địa của mình tại Bắc Kì (miền Bắc Việt Nam).

Sự hiện diện của người Pháp tại núi Ba Vì bắt đầu từ năm 1902 với việc thám hiểm núi Ba Vì của ông Muselier (dòng chữ trên chùa Vị Thủy). Ông Muselier xây dựng “Đền thượng” trên một mặt phẳng 2.000m tại đỉnh núi Ba Vì, và xây dựng thêm một đường lên.

Đường đi này được xây dựng trên các sườn đồi bao quanh dòng sông và kết thúc ở giữa đỉnh Bắc và đỉnh trung tâm. Đường đi này dẫn tới đỉnh núi. Đền được xây dựng vào năm 1902 và đến năm 1942, ngôi đền này không còn tồn tại nữa.

Vào thời điểm cuối cùng của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, những công trình bẳt đầu được xây dựng. Năm 1916, một công dân Pháp - ông Marius Boriel nhận được 1 ha đất và xây dựng một công ty chăn nuôi và một khu nghỉ hè tại đó.

Khám phá dấu tích khu resort đồ sộ do người Pháp để lại ở Ba Vì ảnh 2
Khám phá dấu tích khu resort đồ sộ do người Pháp để lại ở Ba Vì ảnh 3

Các công trình quy mô của người Pháp còn sót lại cho thấy khu vực này từng được coi là thiên đường nghỉ dưỡng ở Đông Dương.

Vào năm 1923, ông Muster Lachaud, trú sứ Pháp tại tỉnh Sơn Tây, cam kết xây dựng một đường đi qua trang trại bò của ông Borel đến cote 400 với chiều dài 6 cây số. Việc xây dựng con đường này bị gián đoạn ngay trong năm sau bởi ông Wintrebet, người đã khuyến cáo nên xây dựng một khu nghỉ dưỡng ở cote 800 (hiện nay là trại hè thanh thiếu niên). Trong giai đoạn này, chính phủ Pháp muốn tập trung vào việc hoàn thiện những khu nghỉ mát tại Sapa và Tam Đảo trước khi xây dựng khu nghỉ mát tại núi Ba Vì, nên những đường đi này không còn được mở rộng cho đến năm 1937.

Vào ngày 18/2/1933, ông Thuilier xin phép xây dựng một căn Bungalow tại núi Ba Vì. Vào thời điểm đó, đã có 4 biệt thự tại khu vực cote 400 (gồm: Biệt thự của ông Borel; Biệt thự của trú sứ Pháp tại Sơn Tây; Biệt thự của ông Demolle (năm 1929) và Biệt thự của bác sĩ Joyeux (năm 1935).

Từ năm 1935 đến năm 1939, một khách sạn gồm 12 phòng nghỉ và 12 biệt thự đã được xây dựng.

Ông Regimbaud, người quản lý khách sạn đã xây dựng trên sườn Bắc của cote 600 một ngôi nhà nhỏ để ở vào mùa hè cũng như để trồng rau và hoa quả. Mùa hè năm 1940, khoảng 60 thanh niên Pháp và An Nam đã đến để hoàn thành đường đi lên sườn Bắc của cote 800, dưới sự chỉ đạo của cha cố Seitz (nguồn gốc của trại hè thanh thiếu niên)

Năm 1941, cha Pere seitz đã xây dựng xong hai căn nhà gỗ của mình trên nền đất của cote 800. Vào năm 1942, với sự chỉ đạo của chính phủ Pháp, 3 căn nhà nữa được xây dựng tại đây. Vào thời điểm đó, trại hè này có thể phục vụ hơn 400 thanh niên trên diện tích 10 ha với những cơ sở vật chất như: Hai nhà gỗ lớn (ký túc xá và nhà ăn); Khoảng mười nhà gỗ nhỏ và một khu nhà lớn cung cấp các dịch vụ của trại hè như giặt là, rạp chiết phim, cửa hàng, tiệm đồ ăn, một tòa nhà nhỏ và nhà nguyện.

​Cùng năm đó, các khu nghỉ nhỏ của Ba Vì được cung cấp điện chiếu sáng và các đường điện thoại. Tuy nhiên, việc vận chuyển nước vẫn còn là một vấn đề chưa được giải quyết. Mặc dù, kế hoạch phát triển của các trại đã được vạch ra, bao gồm: bưu điện, chợ và sân chơi thể thao.

Việc xây dựng con đường mới nối từ khách sạn đến các con đường chính trong thời điểm đó sẽ cho phép các phương tiện có trọng tải lớn có thể tới được các khu dân cư.

Vào ngày 26/2/1943, đường đi tới cote 1.000 đã được khởi công, 2 km đường được xây trong vòng 2 tháng để dẫn đến cote 600. Đường thông tới trại hè thanh niên đã sẵn sàng đi vào hoạt động. Ngày 23/4/1943, đường đi đã được thông đến cote 1.000 (lô số 1), cách lô số 2 khoảng 500 mét (đánh dấu bằng khoảng 200 mét tường bảo hộ)

Khu nghỉ mát Ba Vì còn có một nhà tù trên sườn đồi phía Tây núi Ba Vì tại cote 1.000. Nhà tù này được chia làm ba khu, một khu cho cai ngục và hai khu cho các tù nhân cách mạng. Nhà tù nằm trên diện tích khoảng 1.000 m2 và có thể giam giữ từ 100 đến 200 tù nhân. Nhà đại tá được xây dựng tại cote 600 với tường bao dày 50 cm và được trang bị vũ khí đầy đủ.

Vì sao người Pháp lựa chọn Ba Vì?

Vậy vì sao Ba Vì trở thành điểm nhấn cho người Pháp thời kỳ đó, trong khi các khu nghỉ mát trên cao ở Bắc kỳ như Sapa, Tam Đảo hay Mẫu Sơn vẫn là những điểm đến hấp dẫn.

Những người đi trước vẫn khẳng định rằng núi Ba Vì không phải là địa điểm thích hợp để xây dựng khu nghỉ dưỡng trên núi vì nguồn nuớc ở đây hạn hẹp. Ở đây không có thác nước để cung cấp nước như ở Tam Đảo, nguồn nước duy nhất có thể khai thác là dòng chảy trên sườn đồi của con sông đen,mà việc khai thác lại rất khó khăn.

Khám phá dấu tích khu resort đồ sộ do người Pháp để lại ở Ba Vì ảnh 4

Cuộc khảo sát thành công vào năm 1942 ở đỉnh trung tâm và đỉnh phía Nam (sau này trở thành lô đất số 2) cho thấy sự tồn tại của một nguồn nước có thể cung cấp cho 4.000 người mỗi ngày. Sau đó nguồn nước này sẽ được cung cấp đến lô số 1 bằng một đường ống dẫn chính.

Về mặt bằng khu nghỉ dưỡng ở Ba Vì không thể so sánh với khu nghỉ dưỡng ở Sapa. Diện tích có thể phát triển theo chiều dài, điều này khiến cho Ba Vì trở nên quan trọng hơn Tam Đảo

Các dữ liệu về khí tượng thủy văn thu thập được cho thấy Ba Vì có độ ẩm thấp hơn Tam Đảo. Sương mù không dày vào mùa hè và đường núi luôn thông thoáng. Nhiệt độ nghiên cứu được có mức thấp nhất là 17,8 độ C và cao nhất là 29,6 độ C. Lượng mưa đo được ở đây có cùng chỉ số với lượng mưa đo được ở Sơn Tây.

Theo lưu ký của Trú sứ Pháp tại Sơn Tây – G.Tucat mà cánh PV chúng tôi thu thập được cho thấy: “Ba Vì lôi cuốn bởi sự huyền bí. Đây là nơi lý tưởng của những cuộc thám hiểm rừng hoang sơ và hầu như không có một con đường mòn nào… Ai cũng có thể là những khách viễn du liều lĩnh, kể cả những khách chưa tới mười tuổi. Núi rừng là nơi thần tiên của khách”.

Hướng dẫn công ty, chủ đầu tư thực hiện theo các quy định pháp luật

Liên quan đến việc xây dựng resort tại Vườn Quốc gia Ba Vì, trả lời báo chí về quan điểm của Chính phủ trong việc Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định cho hay, Vườn Quốc gia Ba Vì thuộc quản lý của Bộ NN&PTNT. Vì vậy, khi nhận được thông tin báo chí phản ánh, Văn phòng Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng, sau đó Thủ tướng đã giao Bộ NN&PTNT xử lý. Theo đó, Bộ sẽ hướng dẫn các công ty, chủ đầu tư thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành. Văn phòng Chính phủ sẽ tiếp tục nắm bắt lại tình hình từ Bộ NN&PTNT để cung cấp thông tin cho báo chí về việc này.

Trần Quyết

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.