Khi tiền cho khoa học chỉ bằng "một dặm đường"

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Sau một năm “zero’ đồng, Quỹ P hát triển khoa học Công nghệ quốc gia (NAFOSTED) vừa công bố ngân sách 300 tỉ đồng cho đầu tư nghiên cứu khoa học năm 2023. Số tiền, chỉ bằng “một dặm đường”.
Tác giả, nhà báo Đào Tuấn
Tác giả, nhà báo Đào Tuấn

Trong cái ngày trung tuần tháng 7/2023, GS Phùng Hồ Hải, Viện Toán học Việt Nam nhắc lại lời Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong lễ kỷ niệm ngày Khoa học Công nghệ VN hồi tháng 5/2021: “Khoa học là con đường ngắn nhất để đạt mục tiêu thịnh vượng".

Quỹ NAFOSTED cũng muốn tham gia xây dựng con đường này. “Không biết làm đường khoa học một dặm (hơn 1,6 km) hết bao nhiêu tiền nhưng làm đường cao tốc thì một dặm cũng hết gần 300 tỉ đồng. Mà ngân sách cho Quỹ một năm không được 300 tỉ"- Lời GS Hải.

8 năm trước, lấy ví dụ “hệ thống định vị toàn cầu GPS, giúp mỗi người xác nhận với người thân về vị trí chính xác của mình- được bắt nguồn từ thuyết tương đối của Einstein, ông Vũ Đức Đam, khi đó đương chức Phó Thủ tướng từng nhắc lại nhận xét của nhà vật lý Hà Lan Casimir, rằng: Không có một tiến bộ nào của thế kỷ 20 mà không “mắc nợ” khoa học cơ bản.

300 tỉ đồng cho những gì gọi là “nền tảng”, cho “con đường ngắn nhất để đi đến thịnh vượng”, lại sau suốt cả 1 năm không tài trợ cho bất cứ một đề tài mới nào... các nhà khoa học không chưng hửng, không ngậm ngùi mới lạ.

Nhưng sự ít, sự thiếu có vẻ vẫn chưa phải là vấn đề chính.

“Vấn đề chính” lại đến từ... cơ chế.

Vừa xong, hôm 21/7/2023, TS Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ vừa thẳng thắn rằng: “Chúng ta vào kinh tế thị trường rồi nhưng thực tế tài chính để cho hoạt động khoa học công nghệ vẫn theo kiểu phân “quan liêu, bao cấp”.

Ông Quân bấm ngón tay liệt kê: Hàng năm, bắt đầu phải bằng dự toán ngân sách. Sau đó, tổng hợp trình Chính phủ. Rồi trình Quốc hội. Năm nay đề xuất, năm sau mới được phê duyệt, cấp tiền. Như vậy, các nhà khoa học cứ phải xây dựng nhiệm vụ KHCN, các đề tài dự án, đợi cấp có thẩm quyền phê duyệt thì mới được tổng hợp danh mục, rồi mới được cấp tiền vào năm sau.

Với đề tài do doanh nghiệp tài trợ cũng thế. Rất nhiều đề tài phải dừng, do cơ chế đấu thầu, giải ngân của các đơn vị nhà nước quá chậm mà không nhà tài trợ nào có thể chịu nổi.

Tiền thì ít, thiếu. Cơ chế thì ì ạch. Nhưng vấn đề vẫn chưa hết.

Chính TS Quân, nguyên Bộ Trưởng Bộ KH và CN xác nhận: Hàng năm, Nhà nước rất quan tâm đến KHCN, năm nay dành hơn 3.000 tỉ để phát triển KHCN cấp quốc gia (Khoa học nói chung). Thế nhưng, năm nào các nhà khoa học cũng tiêu rất vất vả mới hết khoản tiền đó, thậm chí là không hết. Hiệu quả thì thấp.

Thấp là như thế nào?

Là nghiên cứu xong cất ngăn tủ! Như ít nhất 2 đời Bộ trưởng Bộ KH và CN từng bị/được chất vấn.

Trong chính cái lễ triển khai chương trình nghiên cứu cơ bản hôm 17/8 vừa qua, PGS-TS Phương Thảo Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng nói về một “điều quan trọng” để thu hút đầu tư cho nghiên cứu khoa học ở Việt Nam là: Hoạt động nghiên cứu cần thực chất hơn, gắn với nhu cầu doanh nghiệp hơn chứ không phải để đối phó với KPI, với trường.

Một phát ngôn rất thấm thía. Nhất là đối với những người đóng thuế làm nên khoản ngân sách cho nghiên cứu khoa học.

Bởi nếu nghiên cứu chỉ để đối phó, chạy KPI, để giải ngân, để cuối cùng để “Cất ngăn tủ” thì đúng rồi: 300 tỉ chứ 3 tỉ đồng cũng là lãng phí.

Bởi một dặm đường cao tốc, những người dân đóng thuế sẽ biết, sẽ đo lường, sẽ đánh giá, sẽ cảm nhận được ngay hiệu quả, chứ một dặm đường khoa học đâu ai biết bao nhiêu? Được dùng làm gì? Hiệu quả ra sao đâu?!

TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh hoạ.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp nhận 1,5 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực thông tin công dân
(Ngày Nay) - Bộ Công an cho biết, tính đến giữa tháng 4/2024, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 16 bộ, ngành, 1 doanh nghiệp nhà nước, 3 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương, tiếp nhận 1,5 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực thông tin công dân, 650 triệu yêu cầu đồng bộ thông tin công dân.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu.
Từ ngày 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ trực tuyến
(Ngày Nay) - Tổng số lượt sử dụng tài khoản định danh điện tử trên các Cổng dịch vụ công đến nay là trên 29,37 triệu, số lượt đăng nhập trên ứng dụng Etax của Tổng cục Thuế là gần 2,1 triệu lượt, số lượt đăng nhập trên ứng dụng VssID của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là hơn 10,4 triệu lượt. Tổng số tiền tiết kiệm được cho nhà nước ước tính 469 tỷ đồng.
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.