Không thực hiện đồng thời cải cách và phát triển sẽ bị tụt hậu

(Ngày Nay) - Tại Diễn đàn thường niên về Cải cách và Phát triển Việt Nam (VRDF) lần thứ nhất, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT khẳng định: Cuộc CMCN 4.0 đang lan tỏa, Việt Nam đứng trước yêu cầu lịch sử là phải đổi mới, cải cách mạnh mẽ. Nếu không thực hiện đồng thời cải cách và phát triển, chúng ta sẽ ngay lập tức bị tụt hậu so với thời đại.
Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng
Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng

Dấu ấn 30 năm “Đổi mới”

Phát biểu trước Diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, thành quả quan trọng nhất của 30 năm “Đổi mới” là đã làm thay đổi hẳn diện mạo kinh tế Việt Nam, đời sống người dân được cải thiện, tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh, Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Đến nay, tầm vóc, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế từng bước cải thiện, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Đến hết năm 2017, quy mô dân số đạt khoảng 94 triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới; quy mô nền kinh tế đạt khoảng 224 tỷ USD, xếp thứ 45 ; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 2.300 USD, xếp thứ 134; tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt 6,81% và dự kiến năm 2018 có thể đạt cao hơn; chỉ số phát triển con người (HDI) đứng thứ 116/189 quốc gia; hệ số bất bình đẳng về phân phối thu nhập (GINI) ở mức tích cực, 0,43 điểm.

Không thực hiện đồng thời cải cách và phát triển sẽ bị tụt hậu ảnh 1

Toàn cảnh Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam (VRDF) lần thứ nhất

Các chỉ số về năng lực cạnh tranh quốc gia và môi trường kinh doanh đạt nhiều tiến bộ đáng khích lệ. Năm 2017, năng lực cạnh tranh xếp hạng 55/137, tăng 5 bậc; môi trường kinh doanh xếp hạng 68/190, tăng 14 bậc; đổi mới sáng tạo xếp hạng 47/127, tăng 12 bậc. Trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đã vươn từ vị trí thứ 3 năm 2016 lên vị trí thứ nhất.

Nền kinh tế Việt Nam những năm tới hứa hẹn cả những thách thức và cơ hội đan xen. Một số kịch bản kinh tế đã được đưa ra với triển vọng tăng trưởng trung bình của Việt Nam ước đạt 6,85% trong các năm 2018-2020. Mặc dù vậy, Chính phủ vẫn luôn ý thức được những thách thức và khó khăn, cả những vấn đề nội tại cũng như những tác động khách quan từ bên ngoài có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Nói về cuộc CMCN 4.0, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra nhanh chóng, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu lịch sử là phải đổi mới, cải cách mạnh mẽ, căn bản để tiếp tục phát triển. Đây là thời điểm “vàng” mà Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội quý. Cơ hội về tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, tỷ lệ qua đào tạo ngày càng tăng; cơ hội về hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; cơ hội tiếp cận và tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; cơ hội về dòng vốn đầu tư từ các nền kinh tế phát triển, từ các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia ngày càng chảy nhiều hơn vào các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi...

"Thời gian và vận hội sẽ không chờ đợi chúng ta! Chúng ta không thể không không nắm bắt lấy những cơ hội quan trọng này. Chúng ta phải cải cách và phát triển với tất cả sự quyết tâm, với sức mạnh mà hơn 30 năm trước chúng ta đã làm được" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Không thực hiện đồng thời cải cách và phát triển sẽ bị tụt hậu ảnh 2

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cuộc CMCN 4.0 là thời điểm “vàng”, Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội quý

Để làm được điều này, theo Bộ trưởng, các doanh nghiệp “cần phải ý thức được những vấn đề khó khăn, thách thức phải giải quyết trong giai đoạn tới, nhất là những vấn đề về giải quyết mối quan hệ giữa cải cách và phát triển, trong cả nhận thức và hành động; dự báo và ứng phó được với những tác động bất lợi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong bối cảnh phải.

Một mặt, phát hiện và tận dụng được những cơ hội do cuộc cách mạng này đem lại, nhất là trong các vực công nghệ; cải thiện cho được những chỉ số cấu thành năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam, nhất là về môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, hạ tầng, tiếp cận với công nghệ thông tin và truyền thông; huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là nguồn lực của khu vực tư nhân, nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển khu vực kinh tế tư nhân năng động, hiệu quả, có năng lực cạnh tranh toàn cầu phải trở thành động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế đất nước; liên kết, hợp tác cùng phát triển giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài; ứng phó hiệu quả với tác động của biến đổi khí hậu; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đảm bảo phát triển bền vững.... Mặt khác, giảm thiểu được những thách thức, tác động tiêu cực của cuộc cách mạng này, nhất là việc sử dụng ngày càng rộng rãi robot thay thế cho con người”.

Trên cơ sở xác định rõ nền kinh tế đang ở đâu trong quá trình phát triển, ý thức được những khó khăn, thách thức, nhận diện và tận dụng triệt để được mọi cơ hội, dù là nhỏ nhất, cho cải cách và phát triển, cần tập trung xác định những động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng và phát triển. Trong đó, động lực tăng trưởng nền móng của nền kinh tế Việt Nam chính là cải cách thể chế kết hợp với tập trung nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các chính sách, giải pháp phù hợp, hữu hiệu, nhất là thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao; phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; phát triển nguồn nhân lực - đây là yếu tố quyết định sự thành công và hiệu quả của tất cả những động lực khác.

Diễn đàn thường niên về Cải cách và Phát triển Việt Nam (VRDF) lần thứ nhất - “Tầm nhìn mới, động lực mới cho tăng trưởng kinh tế trong kỷ nguyên mới” là bước kế thừa và phát triển của Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG Meeting) và Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) trước đây gắn với bối cảnh thực tiễn mới của một thế giới đang thay đổi nhanh chóng, tác động ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua.

Đặc biệt hơn nữa, Diễn đàn thường niên về Cải cách và Phát triển lần đầu tiên này có ý nghĩa rất quan trọng khi được tổ chức vào thời điểm cả nước bước vào những năm cuối của thời kỳ thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020) và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020) cũng như bước vào giai đoạn chuẩn bị cho việc xây dựng một Chiến lược 10 năm và Kế hoạch 5 năm của giai đoạn mới.

Diễn đàn được kỳ vọng sẽ trở thành Diễn đàn cải cách và phát triển thường niên lớn nhất Việt Nam với sự tham gia của các chuyên gia, học giả hàng đầu trên thế giới, đề xuất được những giải pháp, hành động cải cách và phát triển có tính khả thi cao.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.