Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều sai phạm ở các dự án BOT, BT

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra hàng loạt sai phạm trong 8 dự án đầu tư theo hình thức BOT và 7 dự án đầu tư theo hình thức BT, làm thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước...
Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều sai phạm ở các dự án BOT, BT

Chiều 5/7, tại Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) họp báo công bố báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2018 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2017 của Kiểm toán Nhà nước.

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều sai phạm ở các dự án BOT, BT ảnh 1
Toàn cảnh họp báo. Ảnh: KT

Tăng thu gần 20 nghìn tỷ đồng

Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán, ông Trần Khánh Hòa - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp KTNN cho biết, về kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017, dự toán thu nội địa Chính phủ giao tăng 13,8% so với ước thực hiện năm 2016. Tuy nhiên, tổng hợp dự toán thu NSNN do các địa phương lập chưa đảm bảo mức tăng bình quân tối thiểu theo quy định; một số địa phương chưa bao quát hết nguồn thu trên địa bàn; cá biệt 10 địa phương lập dự toán thu nội địa thấp hơn ước thực hiện năm 2016; 12 cục hải quan lập dự toán thu XNK thấp hơn so với ước thực hiện năm 2016.

Quyết toán thu NSNN 1.293.627 tỷ đồng, tăng 6,7% so với dự toán; bằng 116,8% thực hiện năm 2016, đạt mức tăng cao nhất trong 02 năm gần đây (năm 2016 tăng 10,9%; năm 2015 tăng 15,1%). Song kết quả tăng thu chủ yếu từ tiền sử dụng đất 61.713 tỷ đồng; lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp 15.201 tỷ đồng. Nếu loại trừ dầu thô, tiền sử dụng đất và XSKT, thu nội địa chỉ đạt 885.881 tỷ đồng, bằng 98,15% dự toán.

Báo cáo của KTNN cũng chỉ ra, tình trạng các tổ chức, đơn vị, người nộp thuế hạch toán và kê khai thiếu doanh thu, xác định sai chi phí, từ đó tính thiếu thuế GTGT, thuế TNDN và các khoản phải nộp khác vẫn diễn ra và chậm được khắc phục. Kết quả kiểm toán, KTNN xác định số phải nộp tăng thêm 19.858 tỷ đồng, đặc biệt qua đối chiếu thuế 3.171 doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại 49 địa phương, KTNN xác định nộp NSNN tăng thêm 1.635 tỷ đồng tại 2.921 doanh nghiệp (chiếm 92,1% doanh nghiệp đối chiếu).

KTNN cũng cho biết, việc quản lý thu ngân sách tại một số cơ quan thuế, hải quan còn thiếu chặt chẽ, miễn giảm thuế không đảm bảo điều kiện quy định; xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra không phù hợp với quy định; chấp nhận giá tính thuế của mặt hàng, phân loại hàng hóa và xác định doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu ô tô theo hình thức biếu tặng chưa phù hợp quy định...

Nhiều sai phạm ở các dự án BOT, BT

Một nội dung quan trọng khác được KTNN nêu là kiểm toán chuyên đề đối với một số hoạt động quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Trong đó, kết quả kiểm toán 08 dự án BOT trong năm 2018 cho thấy hầu hết các dự án thực hiện chỉ định nhà đầu tư, chỉ định nhà thầu thi công; xác định sai, tăng tổng mức đầu tư; phê duyệt dự án có sử dụng vốn hỗ trợ từ nguồn trái phiếu chính phủ không đúng nội dung được sử dụng theo Nghị quyết số 65/2013/QH13 ngày 15/11/2013 của Quốc hội; chưa quy định khung giá vé đối với dự án đầu tư của công trình giao thông; nghiệm thu, thanh toán sai... KTNN đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 07/08 dự án là 16,2 năm so với phương án tài chính ban đầu (năm 2017 trở về trước, KTNN đã kiến nghị giảm 227,4 năm của 67 dự án). 

Trong khi đó, kết quả kiểm toán 07 dự án BT cho thấy việc giao đất chỉ định cho nhà đầu tư là trái với quy định của Luật Đất đai; tạm tính tiền sử dụng đất để xác định giá trị đối ứng khi giao đất cho dự án BT tại thời điểm thực hiện dự án BT, đồng thời xác định giá đất theo phương pháp thặng dư cho phép tính chi phí dự phòng trong chi phí phát triển còn bất hợp lý, không sát hoặc phụ thuộc yếu tố chủ quan dẫn đến giá đất thấp, không sát giá thị trường làm thất thoát lớn tài sản, NSNN.

Bên cạnh đó, các dự án BT thực chất là sử dụng nguồn lực NSNN thuộc nhiệm vụ chi ngân sách của các cấp chính quyền nhưng không quy định phải là dự án cần thiết, thực sự cấp bách là chưa phù hợp với các quy định hiện hành; hầu hết các dự án chỉ định thầu, làm giảm tính cạnh tranh; thiết kế dự toán không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; các dự án BT thực hiện chủ yếu bằng vốn vay, làm tăng chi phí đầu tư dự án, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện.

Ông Trần Khánh Hòa nhấn mạnh: “Đây là lỗ hổng lớn nhất làm thất thoát tài sản, NSNN. Kết quả kiểm toán đã kiến nghị xử lý tài chính 2.938 tỷ đồng, trong đó có dự án tỷ lệ xử lý tài chính lên đến 29% giá trị được kiểm toán”.

30/31 tập đoàn, tổng công ty, công ty nhà nước kinh doanh có lãi

Kết quả kiểm toán cho thấy 30/31 tập  đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT), công ty nhà nước được kiểm toán kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển được vốn, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. Song KTNN thẳng thắn chỉ ra phần lớn các TĐ, TCT và công ty nhà nước còn sai sót trong việc hạch toán kế toán, kê khai nghĩa vụ với NSNN nên qua kiểm toán phải điều chỉnh tăng, giảm tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí; kiến nghị tăng thu NSNN 10.896 tỷ đồng.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trực thuộc TĐ, TCT không hiệu quả, thua lỗ lớn, mất vốn chủ sở hữu, phải giải thể; nhiều khoản đầu tư, góp vốn của các TĐ, TCT không đúng quy định, thua lỗ, trong đó hoạt động đầu tư ra nước ngoài của PVN không hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro mất vốn, thua lỗ cao, chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài vượt hạn mức quy định trong giấy chứng nhận đầu tư.

Hoạt động quản lý tài chính, công nợ, tài sản cố định, hàng tồn kho và chi phí giá thành còn nhiều hạn chế, chưa chặt chẽ làm phát sinh nợ khó đòi lớn; hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đầu tư tài sản cố định không hiệu quả, hệ số nợ phải trả cao… cá biệt trong giai đoạn năm 2010-2015, Ban Quản lý Dự án công trình Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã gửi tiền tại 02 ngân hàng nhưng tiền lãi nhận được để ngoài hệ thống sổ sách kế toán, có dấu hiệu vi phạm pháp luật 22,1 tỷ đồng.

Diện tích, số lượng cơ sở đất mà các TĐ, TCT và DNNN được giao rất lớn song chưa được doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý chặt chẽ; nhiều diện tích đất chưa sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích; chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với NSNN; tính tiền sử dụng đất phải nộp của dự án bất động sản chưa đúng quy định.

Công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng tại một số doanh nghiệp còn thiếu chặt chẽ từ khâu lập quy hoạch tổng thể, phê duyệt dự án, phê duyệt thiết kế cơ sở đến việc huy động vốn, bố trí vốn chậm, chưa phù hợp tiến độ thực hiện; sử dụng vốn không đúng mục tiêu; lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng, điều chỉnh hợp đồng không đúng quy định; một số dự án phải dừng, giãn tiến độ. Nhiều dự án nghiệm thu, thanh toán, quyết toán còn sai sót về khối lượng, đơn giá và chưa đầy đủ thủ tục, KTNN kiến nghị thu hồi, giảm thanh toán 210 tỷ đồng; xử lý tài chính khác 5.681 tỷ đồng…

Đặc biệt, một số dự án của PVN đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn, có nguy cơ không đảm bảo cơ cấu vốn được phê duyệt hoặc tiềm ẩn rủi ro phát sinh chi phí, giảm hiệu quả đầu tư...

Theo Đảng Cộng sản
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).