Kiểm toán Nhà nước: Phần lớn các đơn vị sử dụng vốn nhà nước vướng sai sót

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Phần lớn các đơn vị còn sai sót trong việc hạch toán kế toán, kê khai nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (NSNN). Do vậy qua kiểm toán phải điều chỉnh tài sản, nguồn vốn; doanh thu, chi phí và kiến nghị tăng thu NSNN 1.031,36 tỷ đồng.
Kiểm toán Nhà nước: Phần lớn các đơn vị sử dụng vốn nhà nước vướng sai sót

Theo Kiểm toán Nhà nước, năm 2020, đơn vị đã kiểm toán Báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2019 của 160 doanh nghiệp thuộc 17 tập đoàn và tổng công ty.

Theo kết quả kiểm toán được công bố, nhiều đơn vị chưa ban hành quy chế quản lý tiền, như PVPower (tại công ty con - Công ty cổ phần Thủy điện Hủa Na, Công ty cổ phần Máy - Thiết bị Dầu khí), PVOIL ( PVOIL Phú Thọ), PVTrans (Công ty cổ phần Vận tải sản phẩm khí Quốc tế) và Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng thuộc EVN, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khảo sát và Công trình ngầm PTSC thuộc PTSC (Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam chưa thực hiện ban hành quy chế quản lý tiền.

Bên cạnh đó, nhiều đơn vị còn tình trạng quản lý dòng tiền chưa hiệu quả, như Công ty cổ phần Vận tải Nhật Việt thuộc PVTrans có khoản tiền gửi có kỳ hạn được thế chấp tại Ngân hàng để mua tàu, nhưng không thể giao dịch, dẫn đến có thể xảy ra tranh chấp bất lợi. Hay, Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam thuộc PVPower để xảy ra tồn quỹ tiền mặt vượt mức quy định tại Quy chế quản lý và sử dụng vốn bằng tiền. Tại PTSC, các Công ty cổ phần Cảng Dịch vụ Dầu khí Đình Vũ, PTSC Phú Mỹ, PTSC Thanh Hóa, Công ty TNHH MTV Dịch vụ khảo sát và công trình ngầm PTSC còn tình trạng chưa cân đối hoặc rà soát nguồn tiền để chuyển tiền gửi không kỳ hạn sang tiền gửi. Với PVOIL, một số thời điểm lựa chọn kỳ hạn ngắn hạn để gửi tiền là chưa hợp lý.

Bên cạnh đó, nhiều đơn vị quản lý nợ chưa được chặt chẽ, còn để phát sinh nợ phải thu quá hạn, khó đòi lớn. Một số đơn vị thực hiện bán hàng, đặt cọc cho nhà cung cấp không có bảo lãnh hoặc tài sản đảm bảo khiến cho nợ tồn đọng kéo dài hoặc vượt giá trị bảo lãnh, dẫn đến trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi (trích thừa: UDIC 5,2 tỷ đồng; PVPower 4,4 tỷ đồng; trích thiếu: PTSC 2,37 tỷ đồng; Hancorp 1,92 tỷ đồng; Sawaco 1,63 tỷ đồng; PVOIL 2,27 tỷ đồng; PVTrans 70,58 tỷ đồng), xóa nợ (Công ty cổ phần Vận tải dầu khí Thái Bình Dương thuộc PVTrans 80 tỷ đồng; PC Kon Tum thuộc EVN 0,17 tỷ đồng), trích khấu hao tài sản số định không đúng quy định (trích thừa: VNPT Net 11,14 tỷ đồng; Samco 7,49 tỷ đồng; PTSC 6,74 tỷ đồng; PVOIL 3,47 tỷ đồng; trích thiếu: Sawaco 2,58 tỷ đồng).

Một số doanh nghiệp còn đầu tư bất động sản đã hoàn thành công tác xây dựng nhưng chưa bán/khai thác, chậm đưa vào khai thác làm giảm hiệu quả sử dụng vốn như Công ty mẹ - Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn (Khu đất số 481 Bến Ba Đình, phường 9, quận 8 xây dựng hoàn thành chung cư từ năm 2010, đến nay còn 242/350 căn hộ để trống; khu đất số 339/34A Tô Hiến Thành, phường 12, quận 10 đến nay còn 119 căn hộ để trống từ năm 2013).

KTNN cũng cho biết một số dự án dừng triển khai từ nhiều năm, chậm tiến độ, chưa hiệu quả như dự án kho ngoại quan; dự án nhà máy gạch bê tông khí chưng áp của Hancorp; dự án 174 Hà Huy Tập, Yên Viên, Hà Nội và 51,89ha tại cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Sóc Sơn của Handico.

Đặc biệt, dự án dầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) của Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) đã quá hạn trên 16 năm nhưng đến nay chưa được UBND TP. Hà Nội gia hạn thực hiện dự án; dự án khu đô thị mới Cao Xanh - Hà Khánh B và dự án N01 - T8 của Hancorp lần lượt chậm 10 năm và 6 năm; dự án chung cư Khuông Việt của Resco chậm 2 năm...

Báo cáo của KTNN cũng chỉ ra một số đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, thua lỗ lớn như Công ty mẹ - PVPower với cổ tức, lợi nhuận được chia năm 2019 đạt 0,2% tổng vốn đầu tư; Công ty mẹ - Hancorp với 8/33 đơn vị có vốn góp lỗ năm 2019 là 289,05 tỷ đồng. Lỗ lũy kế đến 31/12/2019 đối với Công ty mẹ - PTSC đầu tư vào Công ty TNHH Khảo sát Địa vật lý PTSC CGGV là 2.121 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi 240,71 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Khách sạn Dầu khí PTSC 17,46 tỷ đồng; Công ty mẹ - Handico đầu tư vào Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển nhà số 68 lỗ 60,99 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn với 1/5 công ty con năm 2019 lỗ 38,19 tỷ đồng.

Một số khoản đầu tư của tập đoàn, tổng công ty vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác bị thua lỗ, mất vốn như Công ty mẹ - Tổng công Địa ốc Sài Gòn với 7 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 32,91 tỷ đồng; Công ty mẹ - Samco với 5 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 194,96 tỷ đồng; Công ty mẹ - UDIC với 5 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 288,7 tỷ đồng, 2 khoản đầu tư khác lỗ lũy kế 32,1 tỷ đồng; Công ty mẹ - PTSC với 1 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 790,02 tỷ đồng, 1 khoản đầu tư khác lỗ lũy kế 77,56 tỷ đồng...

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp chưa bảo toàn được vốn như Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà và Xây dựng Tây Hồ...

KTNN còn chỉ ra nhiều đơn vị sử đất sai mục đích, sử dụng đất không hiệu quả như Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn 6,3ha; Sawaco 1,14ha; Hancorp 0,52ha... Sử dụng không đúng mục đích có Công ty Dịch vụ Điện lực miền Trung 0,14 ha; PTSC: 54/120 căn phòng tại số 284 Nguyễn An Ninh, Vũng Tàu.

Qua quá trình kiểm tra, xác minh, Kiểm toán Nhà nước đã xác định lại tiền thuê đất, thuế đất, do vậy, một số đơn vị phải nộp thêm như Sawaco 145,58 tỷ đồng; UDIC 47,05 tỷ đồng; Samco 23,16 tỷ đồng; Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn 4,32 tỷ đồng; EVN HCM 5,09 tỷ đồng; EVNCPC 1,09 tỷ đồng.

Nhiều tập đoàn, tổng công ty, công ty chưa thoái vốn đầu tư theo kế hoạch được duyệt như UDIC (toàn bộ các đơn vị theo danh mục được phê duyệt); Handico chậm thoái vốn đầu tư tại 5 đơn vị, chưa thoái vốn tại 10 đơn vị... chậm thoái vốn khỏi lĩnh vực tài chính ngân hàng, lĩnh vực không phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính như Sawaco (Công ty Cổ phần Quảng trường Quốc tế); Handico (Công ty Tài chính Cổ phần Handico).

Ngoài ra, KTNN cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và đơn vị được kiểm toán kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đối với các khuyết điểm và sai phạm đã nêu trong báo cáo kiểm toán của từng cuộc kiểm toán thực hiện trong năm 2019.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.