Kinh hoàng những vụ ăn trộm tử thi cho ‘đám cưới ma’

Những kẻ phạm tội sẵn sàng ăn trộm tử thi, thậm chí giết cả người đang còn sống để có “cô dâu ma” mang bán cho những gia đình muốn kiếm vợ cho nam nhân đã chết.
Kinh hoàng những vụ ăn trộm tử thi cho ‘đám cưới ma’

Những vụ việc kinh hoàng này thường xuyên xảy ra ở những vùng quê hẻo lánh của Trung Quốc trong nhiều năm qua. Theo đó, thi thể của những phụ nữ đã chết bị kẻ xấu đào lên từ những ngôi mộ rồi mang bán cho các gia đình muốn tìm vợ cho nam nhân đã chết với giá hàng chục triệu đồng để làm “cô dâu ma”.

Kinh hoàng những vụ ăn trộm tử thi cho ‘đám cưới ma’ ảnh 1

Trong 3 năm qua, đã có hàng chục thi thể bị ăn cắp để làm "cô dâu ma".

Trong vòng 3 năm qua, có ít nhất 30 thi thể của các “cô dâu” đã bị ăn cắp tại huyện Hồng Đồng, tỉnh Sơn Tây, ông Lin Xu, Phó Giám đốc Công an huyện cho biết.

Đây là một hủ tục xuất phát từ thời xưa của Trung Quốc khi người ta cho rằng một người đàn ông chết khi chưa có vợ là một điều xấu bởi nó mang lại xui xẻo cho gia đình của anh ta. Để tránh điều ấy, những thành viên trong gia đình phải tìm ra một “cô dâu ma” rồi cho kết hôn với người đã chết.

Những thi thể sau khi bị đánh cắp sẽ được gia cố cho mặc quần áo sạch sẽ và cải táng cùng với người đàn ông đóng vai trò là “chú rể”.

Chính bởi niềm tin vào hủ tục kỳ dị này nên càng ngày càng xảy ra nhiều vụ ăn trộm tử thi đã được mai táng tại các nghĩa trang ở Trung Quốc để phục vụ cho “đám cưới ma”, điều này khiến gia đình của các “cô dâu ma” vô cùng đau khổ vì mất thi thể của người thân.

Trường hợp của gia đình anh Guo Qiwen là một ví dụ. Thi thể của mẹ anh đã bị đánh cắp từ hồi tháng 3 năm ngoái. Anh đã phải trả hơn 170 triệu đồng để tìm kiếm lại hài cốt của mẹ mình nhưng vô vọng. “Không tìm thấy hài cốt của mẹ, gia đình chúng tôi vô cùng khổ sở”, anh nói.

Kinh hoàng những vụ ăn trộm tử thi cho ‘đám cưới ma’ ảnh 2

Gia đình của những "cô dâu ma" vô cùng khổ sở vì mất thi thể người thân.

Hủ tục này đã từng bị cấm vào năm 1949 nhưng tới gần đây lại xuất hiện trở lại ở những khu vực nông thôn của tỉnh Sơn Tây, tỉnh Hà Nam và Thiểm Tây.

Chang Sixin, Phó Giám đốc của Hiệp hội Văn học nghệ thuật dân gian Trung Quốc cho biết, thậm chí tại những địa phương này còn mọc lên những đại lý, công ty môi giới nhằm giải quyết nhu cầu thực hiện “đám cưới ma” cho các gia đình có người thân đã khuất.

Bởi vì một tử thi được bán với giá hàng chục triệu đồng nên rất nhiều người vì ham tiền mà bất chấp làm mọi việc. Vào năm 2011 đã xảy ra một vụ án đau lòng do hủ tục này gây ra khi một người đàn ông đã giết vợ của mình để bán xác cho một gia đình có nhu cầu cưới “cô dâu ma”. Hay một vụ việc khác vào năm 2015 khi cảnh sát bắt 4 người đàn ông vì bán hơn 10 thi thể với giá gần 900 triệu đồng. Thậm chí, các tử thi đã phân hủy cũng bán được với giá khoảng 17 triệu đồng.

Tuy vậy, theo Bộ luật Hình sự của Trung Quốc, tội ăn trộm tử thi chỉ bị xử phạt 3 năm tù giam, dường như chưa đủ sức răn đe, khiến hiện tượng này vẫn tiếp tục gia tăng.

Để đối phó tạm thời với tình trạng này, nhiều gia đình người Trung Quốc đã tìm những cách khác nhau để giữ gìn thi thể người thân của mình, ví dụ như mai táng ở gần nhà hay thậm chí lắp đặt camera lên trên những ngôi mộ.

Danh Tuyên

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.