Kinh tế biển: Động lực cho phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh

(Ngày Nay) - Tổng doanh thu dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt gần 15.000 tỷ đồng, tăng bình quân 17,4%/năm; tỷ trọng đóng góp của dịch vụ cảng biển đạt khoảng 0,49% trong GRDP của tỉnh.
Hoạt động bốc xếp hàng hóa tại cảng Cái Lân. (Quảng Ninh). Ảnh: Thanh Vân/TTXVN.
Hoạt động bốc xếp hàng hóa tại cảng Cái Lân. (Quảng Ninh). Ảnh: Thanh Vân/TTXVN.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU, tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định là một trong những trung tâm kinh tế biển mạnh, nòng cốt là các hoạt động cảng, dịch vụ và công nghiệp ven biển, phát triển các khu thương mại gắn với vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ.

Nghị quyết số 15-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh được ban hành ngày 23/4/2019.

Đến nay, tổng doanh thu dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng, tăng bình quân 17,4%/năm; tỷ trọng đóng góp của dịch vụ cảng biển đạt khoảng 0,49% trong GRDP của tỉnh.

Tổng sản lượng hàng hóa thông qua các cảng đạt khoảng 679 triệu tấn, bình quân đạt 132,1 triệu tấn/năm, tăng gần 7,9% so với mục tiêu đến 2025; tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng biển đạt 50,38 tỷ USD, bình quân mỗi năm đạt 10,08 tỷ USD.

Đặc biệt, trong 5 năm thực hiện Nghị quyết, thì có đến 3 năm, tỉnh bị tác động bởi dịch bệnh COVID-19, (có thời điểm năm 2021 không ghi nhận có khách quốc tế đến Quảng Ninh bằng tàu biển), tuy nhiên nhiên tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh vẫn đạt trên 40 triệu lượt, tăng 71,1% so với kế hoạch của Nghị quyết (Kế hoạch đến năm 2025, tổng lượng khách du lịch biển, đảo đạt 23,5 triệu lượt).

Đi cùng với các chỉ tiêu về tổng sản lượng hàng hoá, hành khách qua cảng duy trì ổn định, có tăng trưởng vượt, đạt mục tiêu Nghị quyết, Quảng Ninh còn sở hữu hạ tầng cảng biển đồng bộ, hiện đại, nhiều dịch vụ có giá trị tăng cao mới được đưa vào phục vụ du khách, như Cảng khách quốc tế Hòn Gai, Cảng khách quốc tế Tuần Châu, Cảng khách quốc tế Hạ Long; cảng Vũng Đục; cảng Ao Tiên; bến Vịnh du thuyền.

Kinh tế biển: Động lực cho phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh ảnh 1

Toàn cảnh bến cảng cao cấp Ao Tiên. Ảnh: TTXVN.

Các cảng biển tỉnh Quảng Ninh chiếm khoảng 8,3% khối lượng vận chuyển hàng hóa; 11,3% khối lượng vận chuyển hành khách và 40,5% tổng lượng hàng hóa thông qua các cảng biển khu vực phía Bắc.

Khu vực ven biển xuất hiện nhiều công trình mới như bãi tắm Hòn Gai, Cẩm Phả; hệ thống khách sạn tiêu chuẩn 4-5 sao cũng lần lượt đưa vào đón khách.

Đối với dịch vụ hàng hóa, đang hình thành, phát triển thêm các dịch vụ cảng biển chủ đạo, thế mạnh như lưu kho bãi, xếp dỡ hàng hóa, các mô hình các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cung ứng tàu biển. Từ đó, góp phần hình thành hạ tầng hiện đại, tạo điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và các đơn vị vận tải biển.

Có được kết quả trên là do tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển; đề ra 59 nhiệm vụ chính và 31 nhiệm vụ cụ thể, phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp để triển khai thực hiện theo lộ trình Nghị quyết; đẩy mạnh quán triệt, tuyên truyền về tinh thần Nghị quyết nhằm cộng hưởng đồng thuận, chung tay xây dựng, phát triển cảng biển trong cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân.

Chuyển biến rõ nét nữa của việc thực hiện một nghị quyết phù hợp đó là nhận thức về vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển từng bước được nâng lên rõ rệt; công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin đã cơ bản hoàn thành theo yêu cầu giai đoạn mới; việc tiếp tục đầu tư, phát triển hạ tầng cảng biển được triển khai mạnh mẽ, gắn kết chặt chẽ với các hoạt động kinh tế-xã hội; công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá thương hiệu cảng biển được cải thiện thông qua nhiều hình thức, từ đó hình thành các hiệp hội doanh nghiệp gắn với kinh tế biển; hình thành chuỗi du lịch kết nối đường biển thông qua các hãng tàu trong nước và quốc tế.

Phát huy kết quả trên, tỉnh Quảng Ninh xác định phát triển kinh tế biển là một trong những nhiệm vụ trọng tâm với những định hướng, giải pháp dài hạn. Trong số đó, quan điểm phát triển vẫn theo hướng tăng trưởng xanh; xây dựng, phát triển Quảng Ninh trở thành một trung tâm kinh tế biển bền vững của cả nước, cửa ngõ trung chuyển hướng biển của khu vực trên cơ sở phát triển du lịch-dịch vụ kết nối khu vực và quốc tế; là một trong những trung tâm logistics trọng điểm của cả nước.

Đồng thời, phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển và trên biển theo công nghệ cao, hiệu quả và bền vững để tạo giá trị gia tăng của sản phẩm biển, góp phần tiết kiệm tài nguyên biển; quy hoạch không gian ven biển, ven bờ cho phát triển du lịch bền vững kết hợp phát triển các lĩnh vực kinh tế-dịch vụ dựa vào bảo tồn biển là thế mạnh vượt trội ở Quảng Ninh.

Kinh tế biển: Động lực cho phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh ảnh 2

Ngày 13/11/2023, siêu du thuyền Celebrity Solstice (quốc tịch Malta) đã cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, đem theo gần 2.700 du khách châu Âu, Mỹ. Ảnh: Thanh Vân/TTXVN.

Cùng với đó, tỉnh tiếp tục dành nguồn lực, ưu tiên xây dựng đồng bộ và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đa mục tiêu, nhằm bảo đảm “lợi ích kép” trong phát triển; chuyển dần sang phát triển mạnh năng lượng tái tạo; tổ chức lại không gian phát triển kinh tế biển trên cơ sở phân vùng không gian dựa vào hệ sinh thái và theo chức năng sử dụng biển, đảo và vùng ven biển; phân bổ không gian biển, vùng ven biển và đảo cho các ngành, lĩnh vực theo nguyên tắc bảo đảm hài hòa lợi ích và giảm xung đột không gian trong khai thác, sử dụng cùng một vùng ven biển, đảo và biển, giữa các tập thể và cá nhân.

Xác định rõ các khâu đột phá đó là du lịch biển gắn với kinh tế biển; động lực từ các khu công nghiệp, khu kinh tế và khu đô thị biển trên cơ sở lợi thế hạ tầng kết nối đồng bộ; ngành năng lượng tái tạo và ngành kinh tế biển mới.

Đặc biệt, tỉnh tiếp tục thực hiện rà soát, nghiên cứu, ban hành cơ chế chính sách đủ mạnh để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế; nắm bắt kế hoạch chuyển dịch các nhà máy sản xuất của một số nước đang có xu hướng chuyển dịch về các nước ASEAN đầu tư sản xuất để kịp thời thu hút vào các khu công nghiệp tại địa bàn tỉnh, nhằm tạo ra nguồn hàng cho các hãng tàu về làm hàng tại các cảng Quảng Ninh.

Đồng thời, tập trung thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp có kinh nghiệm, năng lực tài chính và ý tưởng đầu tư đồng bộ hệ thống cảng biển, hậu cần logistics, kinh doanh đa loại hình dịch vụ theo chuỗi đạt chuẩn quốc tế, như dịch vụ đại lý hàng hải, dịch vụ kho bãi, làm hàng container, chuyển tải và xếp dỡ hàng hóa, cung ứng tàu biển.

Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.