Kỳ 2: Ai đã tiếp tay cho khu chế biến tinh bột sắn gây ô nhiễm?

Mức độ ô nhiễm mà khu chế biến tinh bột sắn Thọ Ly (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) gây ra cho con suối trên địa bàn cũng như những vùng phụ cận là điều mà ai cũng có thể nhận ra.
Kỳ 2: Ai đã tiếp tay cho khu chế biến tinh bột sắn gây ô nhiễm?

Đã khoảng 3 tháng nay, vấn đề ô nhiễm không những không được khắc phục mà còn trầm trọng hơn, trong khi đó, khu chế biến này vẫn ngang nhiên hoạt động.

“Chúng tôi chỉ có nhiệm vụ thẩm định, tham mưu”

Kỳ 2: Ai đã tiếp tay cho khu chế biến tinh bột sắn gây ô nhiễm? ảnh 1

Chủ tịch xã Tiến Thắng chỉ nắm được tình hình vụ việc sau khi nguồn nước bị ô nhiễm.

Như kỳ 1 mà Ngày Nay Online đã thông tin, hiện tại, đoạn suối chảy qua thôn Đồng Bục (xã An Thượng, huyện Yên Thế) đã chuyển sang màu đen như mực, không những thế, mùi hôi thối còn bốc lên nồng nặc khiến cuộc sống của người dân bản địa bị đảo lộn. Không chỉ có thôn Đồng Bục mà khoảng 9 thôn khác của xã An Thượng cũng phải chịu chung số phận.

Nguyên nhân của vấn đề trên thì bất kỳ ai ở hai xã An Thượng và Tiến Thắng đều biết rõ. Mọi việc tệ hại này đều bắt nguồn từ khu chế biến tinh bột sắn Thọ Ly tại thôn Tiến Thịnh, xã Tiến Thắng. Vì vậy, mức độ ô nhiễm này cũng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường thôn Tiến Thịnh. Theo thông tin mà người dân cung cấp, cũng như khảo sát của Pv, thì tại xã Quang Tiến (huyện Tân Yên) cũng bị ảnh hưởng bởi khu chế biến tinh bột sắn.

Đồng thời, theo xác nhận của đại diện thôn Đồng Bục, mức độ ô nhiễm từ nguồn nước rất có thể đã kéo dài đến biên độ trên dưới 10 km, nếu như không có biện pháp xử lý kịp thời, thì độ lan rộng là rất nhanh và ảnh hưởng đến quy mô diện rộng hơn. Từ một vùng quê xưa nay vốn yên bình, sạch đẹp, vậy mà chỉ vì một cơ sở sản xuât hộ gia đình, mà vùng quê này đang ngày càng chết đi vì ô nhiễm nguồn nước, dẫn đến ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất.

Từ đó đã khiến nhiều cánh đồng đang bắt đầu có dấu hiệu bị bỏ hoang, các con vật nuôi bị chết, trong khi đó sức khỏe con người cũng đang có dấu hiệu xuống dốc. Mức độ gây ra nguy hiểm là vậy, thế nhưng không phải ngẫu nhiên mà cơ sở sản xuất này dám đi vào hoạt động. Bởi trước đó, cơ sở phải có xác nhận của địa phương, ít nhất cũng như phải đăng ký qua phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thế.

Trao đổi về vấn đề này, ông Trịnh Văn Việt (Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thế) cho biết, cơ sở chế biến bột sắn Thọ Ly đã lên phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thế để làm giấy đăng ký từ tháng 6/2015. Tuy nhiên, mãi đến ngày 15/10/2015, phòng Tài nguyên và Môi trường mới làm tờ trình gửi lên UBND huyện. Đến ngày 16/10/2015, UBND huyện Yên Thế đã xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án xây dựng khu chế biến tinh bột sắn tại thôn Tiến Thịnh, xã Tiến Thắng. Người đứng tên cho khu chế biến bột sắn là bà Vi Thị Ly.

“Sau khi cơ sở sản xuất chế biến tinh bột sắn để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, rất nhiều hộ dân ở xã An Thượng và chính quyền nơi đây đã hỏi tôi vì sao lại cấp giấy phép cho cơ sở này. Trước cuộc họp hội đồng vừa rồi, tôi có trả lời, chúng tôi chưa bao giờ có quyền làm việc này, mà chúng tôi chỉ có nhiệm vụ thẩm định, tham mưu cho UBND huyện Yên Thế xác nhận, đăng ký. Khi họ đi vào sản xuất thì chúng tôi cũng đến kiểm tra, đây là cơ sở xí nghiệp cá nhân, quy mộ hộ gia đình, sản xuất nhỏ”, ông Việt nói.

“Huyện không thông qua xã”

Kỳ 2: Ai đã tiếp tay cho khu chế biến tinh bột sắn gây ô nhiễm? ảnh 2

Tờ trình của phòng Tài nguyên và Môi trường gửi lên UBND huyện Yên Thế xác nhận.

Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thế cũng cho biết, cơ sở sản xuất tinh bột sắn vừa đi vào hoạt động đã gây ra tác động xấu đến môi trường nên người dân trên địa bàn đã có phản ánh. Ông trưởng phòng xác nhận: “Sau khi đi vào sản xuất, hình như là vào tháng 11, là lập tức người dân có ý kiến, vì có những vấn đề trực quan, có nhiều điểm yếu. Khi kiểm tra, thì có mấy điểm, thứ nhất là diện tích chật chội, nằm ngay lề đường, từ xây dựng và hoạt động đều vi phạm hành lang giao thông, và gây cản trở giao thông”.

Ông Việt cũng cho hay, những vấn đề trên chỉ là vấn đề về mặt cảnh quan ban đầu. Sau khi kiểm tra về môi trường thì thấy, quy trình xử lý nước thải sản xuất có mấy vấn đề khác, như nước có màu sữa, qua một cái bể khoảng 20m3, sau đó chảy trực tiếp xuống suối ở Tiến Thịnh, có nồng độ cao có thể làm cá chết, gây mùi hôi thối, rất khó chịu gây bức xúc cho người dân. Đó là những quan trắc trực quan, chưa có con số cụ thể.

Cũng theo xác nhận của ông Việt, thì ngay sau lần kiểm tra ban đầu, đã có văn bản yêu cầu cơ sở sản xuất này tạm dừng và đình chỉ nếu như chưa có biện pháp xử lý, đồng thời yêu cầu UBND xã Tiến Thắng giúp đỡ để cơ sở này khắc phục sự cố một cách sớm nhất. Tuy nhiên, trong quá trình yêu cầu tạm dừng sản xuất, thì cơ sở này vẫn hoạt động như chưa có chuyện gì xảy ra. Khi có đại diện huyện về kiểm tra, thì cơ sở này ngưng hoạt động, nhưng “rời mắt” khỏi thì theo thông tin của người dân, khu chế biến lại sản xuất.

Về biện pháp tiếp theo để khắc phục, ông Việt nói: “Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện không có đủ thẩm quyền để đình chỉ cơ sở này dừng sản xuất mà chỉ có giấy phép yêu cầu tạm dừng. Chúng tôi đã lấy mẫu gửi lên tỉnh để phân tích, phải đợi kết quả mới có thể đưa ra hình thức xử phạt được”. Như vậy, bản thân ông Việt là trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, cũng là người như ông nhận là đã thẩm định, tham mưu cho UBND huyện xác nhận giấy đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, nhưng ông lại cho rằng, vấn đề ô nhiễm mà cơ sở sản xuất trên gây ra dường như không có liên quan gì đến công việc của ông.

Kỳ 2: Ai đã tiếp tay cho khu chế biến tinh bột sắn gây ô nhiễm? ảnh 3

Giấy xác nhận cơ sở chế biến tinh bột sắn đã đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

Còn vấn đề ông Việt nói, đã lấy mẫu từ tháng 12/2015 gửi lên tỉnh phân tích mới đưa ra biện pháp xử lý, vậy thì trong thời gian 3 tháng qua sau khi nhận được phản ánh của người dân, tại sao cơ sở này vẫn ngang nhiên hoạt động và tiếp tục gây ô nhiễm trầm trọng hơn mà phòng Tài nguyên và Môi trường cũng như UBND huyện Yên Thế vẫn để họ mặc nhiên hoạt động? Để tiếp tục tìm hiểu rõ hơn về vụ việc, Pv Ngày Nay Online đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Lưu - Chủ tịch UBND xã Tiến Thắng.

Ông Lưu cho biết, ông không hề biết cơ sở sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn khi nào đi vào hoạt động vì ông không nhận được thông tin gì từ phía hộ gia đình ông bà Thọ Ly báo cáo về vụ việc. Chỉ đến khi ông phát hiện gia đình này xây một bể chứa lớn ở giữa cánh đồng, sau đó đã mời chủ gia đình lên UBND xã làm việc thì ông mới hay. Sau khi khu chế biến đi vào sản xuất gây ô nhiễm môi trường thì UBND xã mới bắt đầu làm việc với huyện về vấn đề này.

“Mỗi lần đi ngang qua cơ sở này đều rất khó chịu vì mùi hôi thối. Chúng tôi đã báo cáo lên cấp huyện, họ cũng đã lấy mẫu để đi kiểm tra. Cơ sở sản xuất này hoạt động được khoảng 3 tháng nay, nhưng mọi giấy tờ liên quan cũng như quá trình hoạt động như thế nào thì chỉ có huyện mới nắm rõ. Mà huyện cũng không thông qua xã nên khi hậu quả xảy ra, chúng tôi mới nắm được tình hình. Mặc dù đã có giấy phép tạm dừng hoạt động, nhưng nghe người dân phản ánh, cơ sở này vẫn ngang nhiên đi vào sản xuất”, chủ tịch UBND xã Tiến Thắng cho biết. Như vậy, cơ sở sản xuất tinh bột sắn vẫn “trơ lỳ” tác động xấu đến môi trường, trong khi các cơ quan chức năng trên địa bàn thì vẫn... chưa đưa ra được quyết định dứt khoát. Còn người dân thì đang phải sống chung với cảnh “sống dở chết dở” này.

Kỳ 3: Người dân muốn bỏ làng đi chỉ vì khu chế biến tinh bột sắn

Vũ Đoàn – Kim Truyền

Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
(Ngày Nay) - Với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan”, Carnaval Hạ Long 2024 diễn ra vào tối 28/4, tại khu du lịch Bãi Cháy, lần đầu tiên được tổ chức trên biển được ví như bữa tiệc của âm nhạc và ánh sáng, đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.