Kỳ thi quốc gia “hai trong một” dành cho học sinh THPT với mục tiêu tạo sự tiện lợi cho thí sinh và phụ huynh đã đạt mục tiêu như kỳ vọng là tiết kiệm được một kỳ thi. Thế nhưng, sau kỳ thi là đến kỳ tuyển lại nảy sinh không ít phiền toái, khiến việc bước chân vào giảng đường đại học của các thí sinh đạt mức điểm sàn trở lên đầy kịch tính, chứa đựng nhiều yếu tố may rủi và lắm phiền toái.
Kỳ thi quốc gia “hai trong một” dành cho học sinh THPT còn không ít phiền toái |
Cái phiền toái thứ nhất là trong xét tuyển đợt 1 thí sinh phải theo dõi hằng giờ thống kê của các trường để biết mình đang ở vị trí nào, có khả năng trúng tuyển hay không. Nếu thấy không an toàn thì phải lập tức rút hồ sơ nộp trường khác. Nếu không, điểm cao, tưởng đỗ mà cuối cùng lại thành trượt. Thế là, những ngày vừa qua, không chỉ mình thí sinh mà cả người thân cũng phải bỏ công, bỏ việc chăm chăm nhìn vào màn hình máy vi tính quan sát thứ hạng, phân tích tình hình. Rồi lại phải căng đầu ra xem xét, tính toán thời điểm rút, nộp hồ sơ. Nếu thấy “độ rủi ro cao” thì lập tức phải rút hồ sơ, rồi tìm đến trường nào khả dĩ hơn để nộp cho chắc ăn.
Cái phiền toái thứ hai là việc rút-nộp hồ sơ đối với các thí sinh ở cách xa các trường đại học là cả một chặng đường đầy gian nan và tốn kém.
Cái phiền toái thứ ba là nếu chẳng may website của các trường bị nghẽn mạng, bị quá tải, thí sinh không theo sát được diễn biến của tình hình thì khả năng chuyển từ đỗ thành trượt rất dễ xảy ra. Rồi liệu các trường có cập nhật thông tin xét tuyển ba ngày một lần theo như quy định? Chưa kể việc tiếp cận thông tin tuyển sinh qua mạng giữa thí sinh thành phố và và vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh liệu cũng không phải thuận lợi như nhau.
Thế nên, sau chuyện thi, ngành giáo dục cần tiếp tục cải tiến chuyện tuyển để bảo đảm công bằng và bớt sự phiền toái cho cả thí sinh lẫn các trường đại học.
Hợp tác cùng Thời Nay
>>> Xem thêm:
- Một số trường ĐH công bố điểm trúng tuyển
- GS Văn Như Cương: Kết quả thi 2 trong 1 để lấy điểm xét tuyển Đại học liệu có khả quan?
- Xét tuyển ĐH, CĐ 2015: Điểm cộng ưu tiên được tính thế nào?