Làm báo thời công nghệ 4.0

Cách mạng 4.0 cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội khiến báo chí đang phải chịu sức ép rất lớn và buộc phải tham gia vào cuộc cạnh tranh khốc liệt về thông tin. Trước bối cảnh đó đòi hỏi sự thay đổi về cách thức làm báo. Phóng viên báo Lao động và Xã hội, báo điện tử Dân sinh đã có cuộc trò chuyện với PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng, Phó Trưởng khoa Phụ trách, Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằng tham gia đoàn nghiên cứu tại Đại học California Davis, Hoa Kỳ tháng 5/2018
PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằng tham gia đoàn nghiên cứu tại Đại học California Davis, Hoa Kỳ tháng 5/2018

* Gần đây, thuật ngữ “Cách mạng công nghệ 4.0” liên tục được nhắc đến, theo bà, nó ảnh hưởng đến báo chí Việt Nam hiện nay như thế nào?

- Có thể nói, cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đã làm thay đổi toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội của loài người. Vấn đề ứng dụng khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là các sản phẩm mang tính công nghệ cao như Internet vạn vật, trí thông minh nhân tạo, công nghệ rô bốt, các hệ thống tích hợp, nhà máy thông minh, giao thông thông minh, phân tích dữ liệu lớn và giáo dục thông minh, thực tại ảo, thực tại tăng cường, mô phỏng…

CMCN 4.0 buộc các cơ quan báo chí - với tư cách là nhà sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông phải thay đổi chiến lược sản phẩm tương thích với nhu cầu và phương thức tiếp cận, thị hiếu tiêu dùng sản phẩm báo chí truyền thông của công chúng. Yêu cầu đổi mới là căn bản và toàn diện, từ cơ sở kỹ thuật công nghệ, mô hình tổ chức tòa soạn, quy trình tổ chức sản xuất, kinh doanh, kiến thức và kỹ năng chuyên môn của người làm báo và quản lý báo chí, đến việc hoàn thiện môi trường pháp lý, công tác nghiên cứu công chúng báo chí trong xã hội thông tin và môi trường số hiện nay.

* Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội khiến báo chí đang phải chịu sức ép rất lớn và buộc phải tham gia vào cuộc cạnh tranh khốc liệt về thông tin. Theo bà, báo chí phải làm gì để có thể khẳng định vị thế của mình?

Làm báo thời công nghệ 4.0 ảnh 1PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng, Phó Trưởng khoa Phụ trách, Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

- CMCN 4.0 vừa là cơ hội vừa là thách thức với báo chí Việt Nam. Để khẳng định vị thế của mình, báo chí Việt Nam phải tận dụng được cơ hội và có giải pháp giải quyết những vấn đề đặt ra, nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển. Những khó khăn, thách thức trong vấn đề phát triển báo chí trong xu thế của CMCN 4.0, gồm: Một là, thách thức về hạ tầng công nghệ cho nền báo chí - truyền thông đáp ứng nguyên tắc và tính hệ thống của các thành tựu CMCN 4.0. Hai là, thách thức về năng lực cạnh tranh của báo chí chính thống. Trong quá trình phát triển, với đặc trưng của sự phát triển nhanh chóng của các ngành truyền thông như quan hệ công chúng (PR), quảng cáo và các phương tiện truyền thông xã hội thì năng lực cạnh tranh của báo chí truyền thống ngày càng khó khăn hơn. Ba là, thách thức trong đổi mới quy trình tổ chức sản xuất và mô hình tòa soạn hội tụ. Cùng với sự tác động của CMCN 4.0, mô hình tòa soạn hội tụ trong đó vấn đề về hội tụ công nghệ đã ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Bốn là, thách thức về nguồn lực và đào tạo nguồn lực ngành báo chí và các ngành truyền thông khác trong kỷ nguyên 4.0, bao gồm cả các loại hình truyền thống và các loại hình truyền thông mới, xu thế đa loại hình và liên hoại hình…

* Với sự thay đổi về cách thức làm báo trong thời đại 4.0, xin bà cho biết, công tác đào tạo báo chí đã có những thay đổi như thế nào để có thể đáp ứng yêu cầu?

- Về nguyên tắc, khi nền báo chí truyền thông đòi hỏi nguồn nhân lực với yêu cầu mới thì đào tạo báo chí buộc phải thay đổi theo. Thay đổi đầu ra của sản phẩm đào tạo sẽ dẫn đến việc buộc phải thay đổi cả nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo ở các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, trường nghề về báo chí truyền thông cũng như đào tạo lại và đào tạo nâng cao ở các cơ quan báo chí.

Là cơ sở đào tạo lớn nhất trong cả nước về báo chí- truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã sớm nhận thức được đòi hỏi tất yếu của việc đổi mới đào tạo báo chí truyền thông nhằm từng bước đáp ứng được nhu cầu của nguồn nhân lực báo chí thời đại 4.0. Học viện Báo chí và Tuyên truyền có chiến lược phát triển các ngành, chuyên ngành đào tạo mới trong lĩnh vực báo chí - truyền thông với chuẩn đầu ra phù hợp với nền báo chí truyền thông phù họp với yêu cầu của CMCN 4.0, như: Truyền thông đại chúng, truyền thông đa phương tiện, truyền thông quốc tế, truyền thông chính sách. Năm 2018, Khoa Báo chí bắt đầu tuyển sinh bậc cử nhân ngành truyền thông đa phương tiện và truyền thông đại chúng (với hai chuyên ngành: sản phẩm truyền thông đại chúng và truyền thông đại chúng ứng dụng), trong đó, nội dung đào tạo được thiết kế với chuẩn đầu ra là nhà sản xuất nội dung số, có khả năng ứng dụng và sản xuất nội dung báo chí truyền thông trong xu hướng phát triển nhanh và tác động mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông mới, đáp ứng nhu cầu và đặc thù của thế hệ công chúng số hiện tại và tương lai.

Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu, các khoa đào tạo báo chí - truyền thông của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tiến hành rà soát và điều chỉnh khung chương trình đào tạo, đổi mới nội dung đào tạo và các hình thức tổ chức đào tạo, tăng cường tỷ lệ học thực hành tại phòng lab, studio, liên kết với các cơ quan báo chí và các doanh nghiệp truyền thông nhằm tạo môi trường thực hành tốt cho sinh viên báo chí truyền thông. Với mô hình giáo dục đào tạo mới, sự gắn kết giữa nhà trường và cơ quan, tổ chức báo chí truyền thông sẽ ngày càng trở nên chặt chẽ hơn. Việc đào tạo sẽ tập trung vào đào tạo theo nhu cầu và năng lực của người học. Các phóng viên sẽ ngày càng phải toàn diện hơn và đa năng hơn trong các lĩnh vực của mình như vừa phải giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ vừa có khả năng tác nghiệp và ứng dụng các trang thiết bị, phần mềm hiện đại trong nghề nghiệp. Trong năm 2018, nhà trường đã đầu tư hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật - công nghệ tiên tiến bao gồm hệ thống studio đa phương tiện, đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng cho đào tạo báo chí truyền thông đáp ứng yêu cầu đã nêu trên.

Làm báo thời công nghệ 4.0 ảnh 2Phóng viên nghị trường thời công nghệ 4.0.

* Nhà báo sẽ phải trang bị những gì để đáp ứng yêu cầu làm báo trong thời kỳ số hóa. Bà có lời khuyên gì đối với những người đam mê và sắp bước vào công việc làm báo?

- Tôi nghĩ rằng yêu cầu căn bản với các nhà báo vẫn là những kiến thức và kỹ năng căn bản của báo chí hiện đại, kỹ năng làm việc toàn cầu, lối tư duy mở, năng lực truyền thông sáng tạo, khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ. Với sinh viên báo chí, những người đam mê và sắp bước vào công việc của nghề báo, hãy tiếp cận và học tập, trải nghiệm nghề nghiệp ngay từ khi còn là sinh viên báo chí. Theo đánh giả của Ban chủ nhiệm Khoa Báo chí, các thành viên của Câu lạc bộ Báo chí truyền thông CJC và Đặc san Báo chí Trẻ có năng lực nghề nghiệp và khả năng thích ứng nghề nghiệp cao gấp nhiều lần so với sinh viên học tập thiếu tính chủ động.

Chúng tôi cũng khuyến cáo sinh viên báo chí vì quá say mê công việc của tòa soạn cộng tác, thiếu sự tập trung cần thiết cho các học phần chính khóa thường thích nghi nhanh với môi trường báo chí trong giai đoạn đầu, nhưng thiếu nền tảng kiến thức và tư duy báo chí, do đó triển vọng phát triển chiều sâu trong nghề nghiệp là kém hơn. Với người trẻ, để học được cách sử dụng công nghệ có thể chỉ mất nhiều nhất vài ngày, nhưng học lối tư duy sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ thì mất thời gian gấp nhiều lần.

* Trân trọng cảm ơn bà!

Theo Dân Sinh
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?