Làm gì để các nhà khoa học bớt "tự sướng"?

Theo TS Lê Bộ Lĩnh, phải đẩy mạnh cơ chế đặt hàng, công khai giao nhiệm vụ...
Làm gì để các nhà khoa học bớt "tự sướng"?

Phát biểu tại Hội nghị đầu năm 2015 của Bộ KH&CN, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu: "Cần thay đổi mạnh mẽ, từ việc ra “đầu bài” nghiên cứu mà trước đây chủ yếu do các viện, các nghiên cứu viên đề xuất thì nay các Sở KH&CN phải đóng vai trò lớn hơn trong tập hợp các yêu cầu thực tiễn thành những đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng, triển khai. Hoạt động của các hội đồng khoa học cũng phải đổi mới rất mạnh mẽ theo hướng công khai, minh bạch tối đa trong việc lựa chọn thành viên, trách nhiệm của hội đồng khi thẩm định, nghiệm thu đề tài… để cộng đồng giám sát".

Làm gì để các nhà khoa học bớt "tự sướng"? - anh 1

Phải bớt các đề tài "tự sướng", để hướng nhà khoa học giải các bài toán cuộc sống đặt ra

Nhưng hiện nay, theo tìm hiểu của Tạp chí Ngày Nay Online, ở nhiều viện nghiên cứu lớn, các đề tài khoa học không hề bắt nguồn từ nhu cầu của người dân, mà là do các nhà khoa học tự đề xuất, tự giải quyết.

Thế nên, phần lớn sản phẩm khoa học là những bài báo (không phải 100% đăng trên các tạp chí ISI) và rất ít có phát minh, sáng chế.

Năm 2014, Nhà nước chi cho Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam khoảng 800 tỷ. Nhưng kết quả được hơn 800 bài báo quốc tế mà chỉ có 03 sáng chế (patent).

Trao đổi với chúng tôi về điều này, TS Lê Bộ Lĩnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH&CNMT của Quốc hội cho biết, muốn thay đổi cần đẩy mạnh khâu đặt hàng. Những người nêu ra các "đề bài" cho nhà khoa học nghiên cứu cũng được khen thưởng, vì ý tưởng hay cũng xứng đáng trả phí.

Sau đó là phải công khai các nhiệm vụ cho mọi người đều có thể biết, đều có thể nộp hồ sơ "ứng tuyển" thực hiện đề tài. Việc lựa chọn và đánh giá kết quả cuối cùng cũng phải được công khai, minh bạch.

TS Lê Bộ Lĩnh cũng từng đề xuất, phải ghi tên Hội đồng nghiệm thu vào báo cáo kết quả khoa học cuối cùng, để tăng trách nhiệm của Hội đồng khoa học.

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.