Lần đầu tiên cấp phép cho thuốc tiêm tác dụng kéo dài điều trị HIV

0:00 / 0:00
0:00
Mới đây, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt Cabenuva là thuốc dạng tiêm phối hợp đầu tiên để điều trị HIV-1 ở người lớn, với liệu trình tiêm mỗi tháng 1 lần.
ần đầu tiên cấp phép cho thuốc tiêm điều trị HIV-1 với liệu trình tiêm mỗi tháng 1 lần. (Ảnh minh hoạ).
ần đầu tiên cấp phép cho thuốc tiêm điều trị HIV-1 với liệu trình tiêm mỗi tháng 1 lần. (Ảnh minh hoạ).

Ưu điểm của liệu trình thuốc điều trị HIV tác dụng kéo dài

Hiện nay, các liệu pháp điều trị HIV đều sử dụng kết hợp ít nhất hai loại thuốc kháng virus (ARV) dạng uống, điều trị hằng ngày và liên tục đến suốt đời. Như vậy, một năm có 365 ngày thì bệnh nhân HIV phải uống thuốc đều đặn không bỏ ngày nào. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng quên thuốc, nhất là trong trường hợp người bệnh đi xa mà quên mang theo thuốc. Nếu uống thuốc không đều đặn thì sẽ dẫn đến giảm hiệu quả điều trị, thậm chí gây ra hiện tượng kháng thuốc ARV. Vì vậy, các nhà khoa học đã điều chế ra thuốc cabenuva có tác dụng kéo dài, chỉ cần sử dụng 1 lần mỗi tháng thì số lần dùng thuốc trong 1 năm chỉ còn 12 lần.

Cabenuva là thuốc phối hợp hai thành phần cabotegravir và rilpivirine phóng thích chậm, có tác dụng kéo dài. Đây là thuốc tiêm tác dụng kéo dài đầu tiên và kết hợp chất ức chế chuyển chuỗi tích hợp (INSTI) là cabotegravir với chất ức chế men sao chép ngược không nucleoside (NNRTI) là rilpivirin. Thuốc đã được Bộ Y tế Canada phê duyệt vào tháng 3 năm 2020 và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ vào ngày 21 tháng 1 năm 2021.

Cabenuva được sử dụng điều trị HIV-1 như thế nào?

Các kết quả thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân đã được điều trị ổn định về mặt virus học trước đó (HIV-1 RNA dưới 50 bản sao/mL) khẳng định: Cabenuva vẫn tiếp tục duy trì được sự ức chế virus và số lượng tế bào CD4+ so với ban đầu. Do vậy, Cabenuva được chỉ định như phương pháp điều trị thay thế cho bệnh nhân trưởng thành nhiễm HIV-1 đã ổn định về mặt virus học

Cabenuva được dùng dưới dạng dung dịch tiêm bắp (mông). Trước khi bắt đầu điều trị bằng Cabenuva, bệnh nhân được dùng liều uống trong khoảng 1 tháng để đánh giá khả năng dung nạp của cabotegravir và rilpivirin. Vào ngày cuối cùng của liều uống, bắt đầu tiêm Cabenuva (600 mg cabotegravir và 900 mg rilpivirin) và tiếp tục tiêm Cabenuva (400 mg cabotegravir và 600 mg rilpivirine) mỗi tháng sau đó.

Trường hợp nào không nên dùng Cabenuva?

Không nên dùng Cabenuva nếu trước đó có phản ứng quá mẫn với cabotegravir hoặc rilpivirin, hoặc ở những bệnh nhân mà virus chưa bị ức chế (HIV-1 RNA lớn hơn 50 bản sao/mL). Người bệnh đang điều trị những thuốc sau nên thận trọng khi dùng cùng với Cabenuva: các thuốc an thần chông co giật (carbamazepin, oxcarbazepin, phenobarbital, phenytoin), thuốc kháng lao (rifabutin, rifampin, rifapentin), corticoid (dexamethason)…

Các tác dụng không mong muốn thường gặp

Các tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng Cabenuva là phản ứng tại chỗ tiêm như đau, tê bì, sưng phồng, đỏ, ngứa. Các tác dụng phụ khác như sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ xương, buồn nôn, rối loạn giấc ngủ, chóng mặt và phát ban cũng có thể gặp.

Cabenuva điều trị HIV dùng dưới dạng tác dụng kéo dài đã giải quyết được bài toán về giảm thiểu số lần dùng thuốc và quên thuốc cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc được khuyến cáo điều trị sau khi bệnh nhân đã dùng thuốc dạng uống và đạt được sự ức chế về mặt virus HIV trước đó.

Theo SK&ĐS
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.